Rèn luyện kĩ năng tiếngViệt gắn với giờ trả bài, chữa bài cho học sinh

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tiếng việt qua dạy học làm văn ở các trường THPT huyện tân kỳ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 68 - 72)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG ÁN THỂ NGHIỆM

3.3.3. Rèn luyện kĩ năng tiếngViệt gắn với giờ trả bài, chữa bài cho học sinh

Khi giáo viên chấm bài làm văn cho các học sinh nên ghi nhận những lỗi tiếng việt đã mắc phải của các em để chỉnh sửa cho đúng. Thông qua bài làm văn của các em giáo viên có thể rèn luyện kĩ năng tiếng Việt cho các em qua các vấn đề sau:

- Tuyên dương, khen ngợi những học sinh có cách dùng từ hay, viết câu đúng, ý mạch lạc, lập luận chặt chẽ, liên kết đoạn văn hợp lý, diễn đạt ý hay…để làm tấm gương để các học sinh khác nói theo.

- Chỉ ra các lỗi sai tiếng Việt cơ bản, nghiêm trọng, lỗi mắc nhiều…để các em rút kinh nghiệm sửa sai và tránh lặp lại những lỗi đó.

- Gợi mở các cách dùng từ, dùng câu, liên kết đoạn, phong cách văn bản hay, hợp lý thêm để lần sau các em thực hiện.

Công việc chấm bài và trả bài là một việc làm thường xuyên của người giáo viên nói chung. Đặc biệt với người giáo viên dạy môn Ngữ văn, đây là một công việc mà người dạy học có thể đánh giá mức độ thành thạo về kĩ năng, mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, qua đó mà giáo viên có thể phần nào tự đánh giá công việc dạy học của mình và có biện pháp điều chỉnh sao cho hợp lí, phù hợp với tình hình học tập của học sinh. Trong thực tế dạy học, nhiều thầy cô giáo cũng đã chọn cho mình giải pháp riêng nhưng nhìn chung, các giải pháp là không thống nhất.Tiết trả bài viết trong môn Ngữ văn không chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh mà cốt lỗi của vấn đề là giúp các em thấy được những tồn tại trong bài viết .Từ đó các em tự sửa các loại lỗi trong bài viết để bài viết lần sau tốt hơn. Có thể nêu ra đây nhiều ý nghĩa của việc chấm bài và giờ trả bài:

- Đây là công việc lao động mà người dạy có thể đánh giá tình hình học tập của học sinh, sự tiến bộ của học sinh trong học môn Ngữ văn.

- Thông qua chấm bài giáo viên có thể đánh giá kĩ năng của học sinh, mà đặc biệt là kĩ năng làm văn, kĩ năng viết văn

- Thông qua việc chấm bài và trả bài giáo viên có thể giúp học sinh nhận ra những sai sót, những hạn chế của các em và giúp các em khắc phục trong những bài viết tiếp theo.

- Qua việc chấm bài và trả bài, giáo viên có thể tự đánh giá quá trình dạy học của mình và có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy bộ môn Ngữ văn.

- Lao động chấm bài là một việc làm có thể hiện nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết của người thầy giáo đối với nghề nghiệp cũng như đối với học sinh.

- Có thể thấy cả tình cảm và cách ứng xử của thầy giáo đối với học sinh trong việc chấm baì và trả bài. Thậm chí có người đặt vấn đề nếu đó là bài làm của con em chúng ta thì liệu chúng ta có ghi những lời phê nặng nề hoặc phê phán những lỗi sai một cách gay gắt hay không !

- Theo tôi tính sư phạm và tính nhân văn của người dạy học môn Ngữ văn thể hiện rất rõ trong việc chấm bài và trả bài cho học sinh.

Mỗi thầy cô giáo dạy học môn Ngữ văn cần ý thức được rằng giờ trả bài là một giờ học sinh động và có tác dụng nhiều mặt. Đây là giờ học được xây dựng thực sự từ lao động trực tiếp của học sinh, từ vốn liếng nhiều mặt của các em : vốn ngôn ngữ, vốn tri thức, vốn sống kết hợp với kĩ năng diễn đạt ở dạng văn bản viết. Qua giờ học này, các em dễ nhận ra mặt mạnh và yếu; mà nhất là mặt yếu, mặt hạn chế của mình để rút kinh nghiệm trong học tập và rèn luyện kĩ năng làm văn ngày một tiến bộ hơn. Như đã trình bày trên, muốn thực hiện tiết trả bài nghiêm túc, có hiệu quả về mặt chuyên môn, chúng ta phải bắt đầu từ bước chấm bài.

Tổ chức thực hiện tiết trả bài :

Một giờ trả bài cũng cần được chuẩn bị chu đáo trên giáo án theo một tiến trình sư phạm cần thiết. Qua thực tế dạy học bộ môn, chúng tôi đúc rút qui trình tối ưu sau đây để tiết trả bài có thể đạt được hiệu quả cao nhất :

* Hoạt động 1 : Nêu những yêu cầu chính của bài làm :

- Căn cứ vào những dữ kiện về đề bài, về tình hình làm bài của học sinh, giáo viên xác định các yêu cầu cụ thể về kiến thức, tư tưởng, kĩ năng, phương pháp

- Những yêu cầu đó phải được giáo viên công bố để định hướng cho học sinh đánh giá kết quả làm bài của cả lớp và của bản thân học sinh.

* Hoạt động 2 : Xây dựng dàn bài mẫu :

- Mục đích của việc xây dựng dàn bài mẫu là để cả lớp rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp làm bài.

- Từng học sinh qua đó có thể tự mình rút kinh nghiệm chỗ được, chỗ chưa được của mình qua bài làm.

- Nên dành thời gian cho học sinh thắc mắc về dàn bài mẫu.

* Hoạt động 3 : Tổng kết tình hình làm bài của học sinh : Khi tổng kết về tình hình làm bài của học sinh cần nêu được :

- Tinh thần, thái độ của học sinh khi làm bài. - Những ưu điểm và nhược điểm chính. - Những cá nhân đáng biểu dương. - Những hiện tượng đáng chú ý.

- Kết quả chung của cả lớp và của cá nhân tiêu biểu.

Khi tổ chức hoạt động này giáo viên nên có thái độ khen nhiều hơn chê. Nếu là chê cũng nên ân cần, nhẹ nhàng để các em học sinh yếu khỏi có mặc cảm về sự yếu kém của bản thân trong học tập bộ môn Ngữ văn.

* Hoạt động 4 : Trả bài cho học sinh :

- Sau khi học sinh đã nắm được yêu cầu bài làm và sơ bộ đánh giá bài làm của mình, giáo viên mới trả bài cho học sinh.

- Trước khi trả bài, giáo viên cũng cần chuẩn bị tư tưởng chung cho cả lớp.

- Đây là bước mà học sinh nôn nóng nhất bởi tâm lí học sinh bao giờ cũng mong muốn biết điểm số của bài làm.

- Sau khi trả bài, giáo viên nên dành thời gian cho học sinh đọc lại bài làm của mình cũng như của các bạn trong nhóm : xem lại những chỗ thầy cô giáo phê hoặc lưu ý bằng mực đỏ. Đây là công việc cần thiết để học sinh chuyển sang một hoạt động khác quan trọng hơn là sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn.

* Hoạt động 5 : Sửa lỗi điển hình :

Đây là một trong những hoạt động quan trọng của tiết trả bài bởi mục đích cao nhất của giờ sửa bài là phát hiện và khắc phục tồn tại của bản thân học sinh trong làm văn và rút kinh nghiệm để sửa chữa trong các bài làm sau. Như trên chúng tôi đã trình bày, muốn sửa bài chu đáo thì ở khâu chấm bài, giáo viên phải chuẩn bị thật chu đáo, phải ghi chép thật cụ thể các lỗi tiêu biểu để việc định hướng sửa bài có hiệu quả hơn.

Việc sửa lỗi nên tập trung vào các mặt sau đây :

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tiếng việt qua dạy học làm văn ở các trường THPT huyện tân kỳ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w