Tân Kỳ là huyện trung du miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 90 km. Huyện có đường Trường Sơn đi qua mà cột mốc số 0 huyền
thoại xuất phát từ đây. Huyện lị là thi trấn Lạt. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dữ trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.
Diện tích: 725,7 km2. Địa hình đồi núi, đất đỏ bazan. Có sông Hiếu chảy qua, hàng năm mang về một lượng phù sa rất lớn.Kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các loại cây trồng như: Lúa, ngô lạc sắn, cây ăn trái, cao su.
Nhà máy mía đường Sông Con hàng năm đạt doanh thu rất lớn mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách của huyện.
Nhà máy sản xuất phân vi sinh đóng trên địa bàn huyện đáp ứng nhu cầu về phân bón cho sản xuất.
Có 3 nông trường với các loại cây: Cao su, Cam, Vải...
Ngói Cừa là sản phẩm nổi tiếng có chất lượng cao được tiêu thụ rộng rãi khắp các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Người dân vùng sản xuất gạch ngói có đời sống kinh tế rất cao.
Dân số: 150.000 người gồm các dân tộc: Kinh, Thổ, Thái.
Tân Kỳ có 1 thị trấn, 20 xã là huyện mới được thành lập năm 1963 được tách ra từ hai huyện Nghĩa Đàn và Anh Sơn. Dân cư chủ yếu di cư từ các huyện miền xuôi lên như Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Yên Thành...sinh sống tập trung theo cụm dân cư.
Mặc dù là huyện trung du miền núi nhưng tỉ lệ người dân tộc ít người rất ít, chiếm khoảng 10% dân số, chủ yếu tập trung ở các xã Tiên Kỳ, Phú Sơn, Đồng Văn, Tân Hợp, Giai Xuân. Kinh tế chủ yếu là Nông nghiệp: Trồng trọt: lúa, ngô, sắn; Cây ăn quả (cam, chanh, vải, mít, dưa hấu); Cây công nghiệp tiêu, mía đường, cao su (gần đây phát triển khá mạnh), dâu tằm. Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gà, ba ba, rắn. Khai thác khoáng sản: Đá vôi.Công nghiệp: Chế biến nông sản, mía đường, bia hơi, phân vi sinh. Dù kinh tế còn nghèo nhưng Tân Kỳ có nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là kể từ khi đường mòn Hồ Chí Minh hoàn thành.
Tân Kỳ là một miền văn hóa đa sắc màu do cư dân ở các miền khác nhau đem lại. Từ ngày khánh thành con đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện, văn hóa Tân Kỳ lại có điều kiện hướng ra bên ngoài nhiều hơn.