MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG ÁN THỂ NGHIỆM
3.1.2. Điều tra trình độ tiếngViệt của học sinh dân tộc thiểu số
Khả năng sử dụng tiếng Việt của học sinh thiểu số còn rất nhiều hạn chế. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hơn 90% học sinh dân tộc thiểu số mắc lỗi chính tả trong khi nghe nói, đọc viết. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt của các em còn yếu kém. Những hạn chế của các em đó là:
- Tỷ lệ HS viết chữ xấu vẫn còn rất cao, đặc biệt là HS nam
- Chữ viết không đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng; không đúng cỡ chữ (độ cao, độ rộng nhất là các chữ có độ cao 1,25; 1,5 và 2,5 đơn vị như: r, s – t – h, b, g, y, k) ;
Ví dụ: HS thường viết sai mẫu chữ, nhất là những chữ dễ lẫn như: n với u, ô với â, s với r, tr với th, k với h.
- Viết chữ in lẫn chữ thường, chữ in hoa lẫn chữ viết hoa; - Trong một chữ mà có con chữ thì ngửa, con chữ thì nghiêng;
- Khoảng cách giữa các chữ, con chữ chưa hợp lý (khi dày quá, khi thưa quá).
- Trong một bài viết, một chữ mà có nhiều cỡ chữ khác nhau ; - Chữ thiếu nét, dạc nét, rời nét;
- Viết hoa tùy tiện, hoặc không viết chữ cần viết (đầu dòng, đầu câu, danh từ riêng,…)
- Thường viết lẫn lộn giữa các chữ x/s; d/gi; r/s; k/q; g/gh; ng/ ngh,… - Chữa lỗi sai không đúng cách: tẩy xóa, chữa đè lên, tô đậm nhòe nhoẹt; - Một số HS chưa biết cách trình bày một bài viết vừa đảm bảo tính khoa học vừa thể hiện tính thẩm mỹ. Chưa biết cách trình bày một bài văn xuôi khác với bài thơ, thơ lục bát khác với thơ tự do,…