Rèn luyện kĩ năng tiếngViệt gắn với giờ thực hành tạo lập văn bản của học sinh

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tiếng việt qua dạy học làm văn ở các trường THPT huyện tân kỳ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 67 - 68)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG ÁN THỂ NGHIỆM

3.3.2. Rèn luyện kĩ năng tiếngViệt gắn với giờ thực hành tạo lập văn bản của học sinh

nêu.

+ Khám phá, phát hiện: Nêu nhiệm vụ và yêu cầu tất cả học sinh phân tích, tìm hiểu, khám phá, phát hiện và nhận diện các văn bản mẫu, rút ra được các đặc điểm riêng biệt của văn bản đó. Ví dụ: Những dấu hiệu nào chứng tỏ văn bản trên là văn bản bác bỏ.

+ Rút ra kết luận: Tổ chức cho học sinh cả lớp trao đổi kết quả tìm hiểu của mỗi cá nhân hoặc nhóm để học sinh tự tìm đến những kết luận thống nhất. Giáo viên chỉ nêu ý kiến của mình bình đẳng không áp đặt.

3.3.2. Rèn luyện kĩ năng tiếng Việt gắn với giờ thực hành tạo lập văn bản của học sinh học sinh

Giờ thực hành làm văn để có thể rèn luyện thêm kĩ năng tiếng Việt của các em giáo viên có thể tiến hành giờ dạy theo trình tự và nội dung dạy học như sau:

+ Cung cấp thông tin: Giáo viên nêu lên các bài tập, các tình huống, nội dung cần rèn luyện cụ thể. Ví dụ: để thực hành viết đoạn văn bác bỏ giáo viên nêu cho học sinh một tình huống cần bác bỏ như: Có ý kiến cho rằng tài năng quyết đinh thành công, lại có ý kiến cho rằng thành công cần có thời cơ và may mắn. Ý kiến của anh (chị)? Trong quá trình yêu cầu học sinh viết đoạn giáo viên kết hợp kiểm tra để sửa lỗi cho các em.

+ Xử lí thông tin: nêu nhiệm vụ và yêu cầu để học sinh thực hành.

+ Khám phá, phát hiện: Tổ chức cho học sinh làm bài, phân tích khám phá những nội dung mới mẻ, các cách hiểu độc đáo, cách giải quyết vấn đề.

+ Rút ra kết luận: tổ chức cho học sinh trao đổi các kết quả thực hành mà mỗi

Thông qua các bước trên trong mỗi bước dạy học giáo viên lưu ý để chỉnh sửa lỗi Tiếng Việt cho các em.

Trong bước cung cấp thông tin, tức là đưa ra yêu cầu thực hành viết một đoạn văn hoặc một phần hoàn chỉnh của bài văn như: mở bài, thân bài hoặc kết

luận. Sau khi học sinh nhận thông tin, giáo viên thực hành qua việc hỏi lại cách hiểu của học sinh về đề để kiểm tra thêm khả năng sử dụng từ và kêt hợp câu để tạo nên câu trả lời của các em. Quá trìn xử lý thông tin giáo viên yêu cầu học sinh diễn đạt cách hiểu đề của mình.

Khi các em viết đoạn theo nhóm hay viết cá nhân trên lớp giáo viên nên chọn một vài bài mẫu xem xét và nêu ra những cách dùng từ hay, những câu hay, cách viết đoạn, triển khai ý hay của học sinh. Bên cạnh đó giáo viên cũng lưu ý và chữa những lỗi về từ, câu, liên kết đoạn…mà các em mắc phải. Giáo viên chỉ ra những lỗi xuất hiện với tần số cao và những lỗi nghiêm trọng có thể gây sai lệch ý nghĩa đoạn văn của các em.

Trong quá trình tạo lập văn bản học sinh sẽ bộc lộ những lỗi sai thường có của các em, giáo viên có thể kiểm tra nhanh bằng cách yêu cầu các em viết đoạn mở bài, kết bài hoặc một ý của thân bài và dùng phương pháp chọn lọc mẫu để rà soát và đưa ra nhận xét. Nên tập trung nhiều ở các học sinh mà giáo viên đã có ghi nhận trước đó về việc sai lỗi dùng từ, viết câu, viết đoạn, viết bài văn để kiểm tra sự tiến bộ của các em. Tuy nhiên vẫn phải rà soát dự phòng những trường hợp phát sinh lỗi sai mới của các em.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tiếng việt qua dạy học làm văn ở các trường THPT huyện tân kỳ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w