Rèn luyện cách tạo câu linh hoạt theo yêu cầu của loại văn bản

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tiếng việt qua dạy học làm văn ở các trường THPT huyện tân kỳ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 53 - 56)

HUYỆN TÂN KỲ

2.3.2. Rèn luyện cách tạo câu linh hoạt theo yêu cầu của loại văn bản

Mỗi một loại văn bản của làm văn như: văn bản khoa học, văn bản nghị luận, văn bản thuyết mình, văn bản chính luận…đều có những phong cách văn bản khác nhau và trong mỗi loại văn bản đó cũng có những yêu cầu về sử dụng câu khác nhau. Chẳng hạn trong văn bản khoa học, văn bản thuyết minh câu

phải đơn giản, ngắn gọn, ý nghĩa rõ ràng cụ thể không được viết những câu có những biện pháp tu từ hoặc mơ hồ về ý nghĩa…

Để rèn luyện cách tạo câu linh hoạt theo yêu cầu của văn bản trong mỗi giờ làm văn giáo viên có thể yêu cầu học sinh xác định loại văn bản mình được học và những yêu cầu của loại văn bản đó. Qua đó cũng yêu cầu học sinh xác định những lưu ý về sử dụng từ ngữ, sử dụng câu trong văn bản đang học. Giáo viên cần chỉ rõ những câu không đúng theo phong cách văn bản trong bài làm văn của học sinh để học sinh sửa lỗi. Chữa lỗi câu phải thông qua việc viết đoạn văn, bài văn. Giáo viên yêu cầu học sinh như: HS luyện tập thành thạo cách viết đoạn mở bài, thân bài (hai đoạn có vai trò quan trọng trong bài văn), HS cách triển khai luận điểm thành một hoặc nhiều đoạn, tách đoạn, liên kết đoạn, Cách diễn đạt, lập luận trong đoạn văn của HS phải rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, HS biết cách tự đánh giá, kiểm tra KN dựng đoạn của chính các em. Một số bước để thực hiện trong quá trình dạy học để rèn luyện kĩ năng này cho các em như:

Quy trình chuẩn bị của GV

- Bước 1: GV lựa chọn những đoạn văn nghị luận tiêu biểu (những đoạn văn NL này có thể lấy trong các VB NL thuộc SGK hoặc từ các bài NL bên ngoài) nhưng đảm bảo thể hiện rõ việc thực hành viết câu theo phong cách văn bản đề ra.

- Bước 2: GV xây dựng hệ thống câu hỏi gồm câu hỏi tìm nội dung chính của đoạn, câu hỏi gợi ý tách đoạn, gộp đoạn, câu hỏi phát hiện lỗi về viết câu theo phong cách văn bản.

Ví dụ: GV đặt ra câu hỏi phát hiện lỗi diễn đạt câu trong đoạn văn như sau: 1. Câu nào trong đoạn văn diễn đạt chưa chính xác? Nó thuộc về lỗi nào? 2. Câu a/b/c trong đoạn văn diễn đạt như vậy đã đúng chưa? Nó sai ở lỗi nào (sai vềcách dùng từ, sai về ngữ pháp, sai về ngữ nghĩa…)…

- Bước 3: GV cần lựa chọn bài tập để HS triển khai ý thành đoạn. Để thực hiện bước này, GV chuẩn bị bằng 2 cách:

+ Cách 1: Sử dụng ngay dàn ý mà HS đã lập được khi thực hành KN tìm ý, lập dàn ý. Khi đó, GV hướng dẫn HS lựa chọn một ý bất kì trong dàn ý đã cho và triển khai thành một đoạn.

+ Cách 2: GV chuẩn bị những câu chủ đề thuộc những vấn đề khác nhau, yêu cầu học sinh viết đoạn văn theo câu chủ đề đã cho. HS tự lựa chọn các kiểu câu phù hợp với yêu cầu chủ đề.

- Bước 4: GV dự kiến hình thức DH gồm hình thức học tập nhóm (dạy viết câu), hình thức hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm (dạy viết đoạn).

- Bước 5: GV chuẩn bị phiếu học tập để HS giúp nhau tự điều chỉnh khả năng diễn đạt của chính các em (ở hoạt động thực hành KN này, việc dùng phiếu học tập để phát hiện và sửa lỗi sẽ nhanh và tiện hơn, nhất là khi áp dụng cho hình thức đánh giá, kiểm tra theo nhóm).

Quy trình dạy học trên lớp: để chữa lỗi câu nên yêu cầu học sinh thực hành viết đoạn mở bài, kết bài:

+ Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ, chia lớp học thành hai nhóm lớn, mỗi nhóm gồm 2 hoặc 3 nhóm nhỏ hơn. Nhóm lớn thứ nhất viết phần mở bài, nhóm lớn thứ hai viết phần kết bài (mỗi thành viên trong nhóm tự viết phần mở bài hoặc thân bài của riêng các em).

+ Bước 2: Các nhóm tự sửa đoạn văn theo hướng dẫn của GV. Các thành viên trong nhóm nhỏ tập hợp các đoạn mở bài hoặc kết bài đã được viết, phân loại đoạn văn theo cách mở bài và kết bài mà các em đã được học trước đó. Các thành viên trong nhóm tự nhận xét, sửa lỗi diễn đạt cho nhau dựa trên phiếu học tập mà GV phát cho từng nhóm.

+ Bước 3: Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày đoạn mở bài và kết bài trên bảng, các thành viên trong lớp nhận xét, góp ý. Thành viên của nhóm này tham gia nhận xét và cho điểm đối với đoạn văn của nhóm kia.

+ Bước 4: GV hướng dẫn kết thúc thực hành bằng hai cách: đưa ra một đoạn mở bài và kết bài có tính chất tham khảo để các em so sánh, đối chiếu; lựa

chọn một đoạn mở bài hoặc kết bài hay nhất do HS trong lớp viết để cả lớp tham khảo, học hỏi. Đồng thời, GV yêu cầu HS chốt lại chức năng, công dụng và cách viết đoạn mở bài, thân bài.

+ Bước 5: HS thực hành viết đoạn mở bài và kết bài ở nhà. GV đưa ra một bài tập tình huống, yêu cầu HS viết mở bài và kết bài cho tình huống đó. Sau khi hoàn thành bài tập, HS nộp bài trực tiếp cho GV hoặc gửi bài qua e-mail. Thao tác này vừa giúp HS nắm vững cách thức viết đoạn mở bài, kết bài vừa giúp GV một lần nữa đánh giá được mức độ thành thạo kĩ năng viết câu của HS.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tiếng việt qua dạy học làm văn ở các trường THPT huyện tân kỳ luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w