6. Cấu trúc khóa luận
1.2.1. Sơ lợc về thể loại tiểu thuyết trong văn học Nhật Bản truyền thống
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự
cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [8, 328].
Nghiên cứu tiểu thuyết với t cách một thể loại văn học hiện đại nhất, M.Bakhtin nhận định: “Tiểu thuyết là thể loại văn chơng duy nhất đang biến chuyển và còn cha định hình” [3, 23]. Trong sự đối sánh với các thể loại tự sự khác (ngụ ngôn, anh hùng ca, truyền thuyết), tiểu thuyết là thể loại có khả năng tổng hợp nhiều nhất khả năng nghệ thuật của các thể loại khác với một phơng thức biểu đạt riêng biệt: nhìn cuộc sống từ góc độ đời t; tái hiện cuộc sống đậm chất văn xuôi; xây dựng nhân vật là con ngời nếm trải thay vì nhân vật hành động; gia tăng yếu tố ngoài cốt truyện; xoá bỏ khoảng cách trần thuật. Xem xét tiểu thuyết từ các phơng diện đó thì Nhật Bản có thể xếp vào hàng những quốc gia có nền tiểu thuyết hiện đại đầu tiên trên thế giới.
Năm 2000, báo chí Pháp kỉ niệm sinh nhật 1000 năm tác phẩm “tiểu thuyết đầu tiên của loài ngời”, một trong 4, 5 kiệt tác mọi thời của nhân loại:
Truyện Genji. Genji monogatari (Nguyên thị vật ngữ), tức Truyện Genji là
cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học Nhật Bản ra đời vào khoảng 1004 - 1011, của nữ sĩ tài ba Murasaki Shikibu (978 - 1014). Nhà nghiên cứu N.T. Phedorenko nhận xét: “Genji monogatari của Murasaki Shikibu là đỉnh cao của văn xuôi dân tộc, là tài sản vô giá của nghệ thuật văn chơng Nhật, là mẫu mực ngôn ngữ hoàn chỉnh nhất của thời kỳ cổ điển. Chính trong thiên tiểu thuyết này, ngôn ngữ Nhật với tính biểu cảm phi thờng của nó đã đạt tới đỉnh cao, xứng đáng đợc xếp vào hàng những ngôn ngữ văn học phát triển nhất của thế giới” [12, 1047].
Tác phẩm kể về mối tình của hoàng tử Genji dài khoảng 3000 trang, gồm 54 chơng và hơn 400 nhân vật. Sự xuất hiện của Genji monogatari là một hiện tợng kỳ diệu trong văn học Nhật Bản và thế giới. Nó là sự hoà quyện hoàn hảo giữa tính cổ điển do sự chng cất thuần tuý tinh hoa văn hoá Nhật và tính hiện đại trong bút pháp, kỹ thuật viết truyện tân tiến. “Genji monogatari là con đờng mới của tiểu thuyết” (Nhật Chiêu, [4, 111]). Nhà phê bình Olga Kenyon, gần mời thế kỷ sau, đã ghi nhận hiện tợng này nh sau: “Phụ nữ chính là mẹ của tiểu thuyết... thế mà các nhà phê bình nam giới từng dạy chúng ta rằng cha đẻ của tiểu thuyết là Defoe và Richardson. Nhng, trớc họ rất lâu, chính phụ nữ đã bắt đầu phát triển thể loại tiểu thuyết. Tác phẩm đầu tiên mà chúng ta đợc biết là Truyện Genji do bà Murasaki viết vào thế kỷ XI ở Nhật. Đó là tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của thế giới, có cảm hứng phi thờng và độc đáo vô song” (Chuyển dẫn [4, 111]).
“Truyện Genji” ra đời vào thời đại Heian - thời đại thái bình kéo dài 400 năm trong lịch sử Nhật Bản. Văn chơng Heian, với hai yếu tố “dân tộc” và “nữ lu” đã phát tiết một vẻ đẹp huy hoàng cha từng có. Thơ văn nữ lu thời Heian mà đỉnh cao là Genji monogatari đã đánh dấu sự có mặt thật sự của một nền văn hoá bản địa xứ Phù Tang trong sức ép ảnh hởng của văn chơng Trung Quốc thời bấy giờ. Y.Kawabata trong Diễn từ Nobel đã khẳng định: “Thời kỳ Heian đã đặt nền móng cho truyền thống vẻ đẹp Nhật Bản, và trong suốt tám thế kỷ đã ảnh hởng đến nền văn học Nhật Bản, xác định tính chất của nó. “Genji
monogatari là đỉnh cao văn xuôi Nhật Bản tất cả mọi thời đại” [12, 973]. Tôn
thờ cái đẹp mong manh và u buồn ẩn chứa trong cuộc sống và con ngời, tình yêu và thân phận, tác phẩm của Y.Kawabata sau này dờng nh thấm đẫm và khơi nguồn từ không khí diễm tình và đa cảm của văn chơng nữ lu buổi ấy.
Bớc qua thời Haien, Nhật Bản chìm dài trong cảnh chiến tranh liên miên từ thế kỷ XIII đến mãi 1868. Văn học hớng về đề tài võ sĩ đạo, chất anh hùng, tinh thần cao thợng thay thế yếu tố nữ tính, đồng thời hớng về tâm linh đậm màu sắc thiền học, chất chứa niềm bi cảm (Aware), biểu hiện nội u huyền
(Yugen) trầm lắng. Gần cuối thế kỷ XVII, văn đàn Nhật Bản xuất hiện một cuốn tiểu thuyết gây chấn động mới: Koshoku ichidai otoko (Hiếu sắc nhất đại nam), tức Ngời đàn ông đa tình của Ihara Saikaku (1641 - 1639). Ihara Saikaku là tiểu thuyết gia lớn nhất thời Edo - thời kỳ văn học đợc mệnh danh là “Văn chơng phù thế”. Văn chơng phù thế, mà Saikaku là ngời dẫn đầu, là văn chơng của “những ngọn sóng trần gian”, chỉ biết đên “Con ngời tại thế” mà quay lng lại với thần linh xa cũ. Tiểu thuyết Ngời đàn ông đa tình đã khơi nguồn cho hàng loạt sáng tác “Phù thế thảo tử” của Saikaku, ảnh hởng đến cả thời đại và trở thành linh hồn của thời phục hng Nhật Bản.
Cuốn tiểu thuyết gồm 54 chơng tơng ứng với Genji, nhng độ dài chỉ có 200 trang. Truyện kể về 50 năm tình ái của chàng Yonoshukê, một thanh niên sống thời đô thị phát triển. Mô phỏng cách viết của Genji monogatari nhng Saikaku đã nêu bật đợc bản chất của thời đại thơng nghiệp, con ngời ngày càng hớng về đời sống dung tục trần thế, khao khát dục vọng. Tình yêu trong thế giới Murasaki kiếm tìm là tâm hồn con ngời và cỏ hoa. Tình yêu trong thế giới Saikaku săn đuổi là nhục thể và những cái bóng của nó. Đa tình, hay “hiếu sắc” là chủ đề đặc biệt làm nên danh tiếng của Saikaku và cũng là yếu tố từng làm cho ngời ta loại trừ ông trong thời gian dài. Thế gian xuất hiện trớc mắt Saikaku là một thế gian đa tình mà con ngời chính là nhan sắc của cuộc đời chứ không chỉ có hoa, trăng.
Tiểu thuyết Saikaku còn khai thác thành công đề tài rất mới là tiền tài - yếu tố thực tiễn của đời sống thị dân gọi là “Choninmono” (tính nhân vật). Nghệ thuật tiểu thuyết Saikaku nổi bật với tính chất hiện thực trào lộng. Chính đặc điểm ấy đã làm dậy lên một phong trào khôi phục ông vào cuối thế kỷ XVIII sau khi ông đã bị lãng quên gần hai thế kỷ. “Bằng cách trộn lẫn trào tiếu với trang nghiêm Saikaku đã sáng tạo ra một phong cách hiện thực châm biếm đầy chất thơ để có thể miêu tả cả phơng diện vui thú lẫn buồn phiền của cõi phù thế” (Hibbett, chuyển dẫn [4, 245]) Tên tuổi Saikaku, vì thế, trở thành “một
hiện tợng kỳ lạ trong văn học Nhật, tơng tự với hiện tợng Rabelais trong văn học Pháp. Về một tiếng cời chói lọi mà cả hai đã ném vào đời sống” [4, 234].
Tiểu thuyết Nhật Bản sau Saikaku đợc nhắc đến cùng hai tên tuổi: Akinari với Vầng trăng trong mơ và Ikaku với Gót chân giang hồ. Ueda - akinari (1734 - 1809) là bậc thầy lớn nhất của văn xuôi Nhật thế kỷ XVIII. Vừa ngoài ba mơi tuổi, với hai tiểu thuyết đầu tay, Akinari đã nổi tiếng là ngời kế vị Saikaku. Nhng, dù đang thành công trên con đờng “phù thế thảo tử” Akinari bất ngờ dừng lại và chuyển sang nghiên cứu văn học cổ điển và hớng ngòi bút của mình vào thể truyền kỳ. Vầng trăng trong ma (Ugetsu monogatasi: Vũ Nguyệt vật ngữ) là tập truyện đợc xây dựng bởi những câu chuyện mang tính kỳ ảo hoặc siêu nhân. Tuy nhiên, thế giới nghệ thuật của Akinari không phải là một thế giới ma quái. Cái ảo của cái biến cố chỉ là lớp ảo che đậy sự thật tâm lý con ngời. Đó là một thực tại đợc ảo hoá, một không gian đợc bôi xoá để không còn ranh giới giữa mộng và thực, tự nhiên và siêu nhiên. Học giả Nhật Chiêu đã đánh giá: Vầng trăng trong ma đợc sáng tạo bằng một phong cách văn chơng cao nhã và đầy những tởng tợng mới mẻ dù vẫn nối tiếp dòng mạch văn chơng của cái ảo trong truyền thống. Có thể gọi đó là phong cách “Tân cổ điển” [4, 252 - 253 ].
Tippensha Ikaku (1765 - 1831) lại đợc tôn là ngời sáng tạo ra những trang văn xuôi của tiếng cời, giàu chất hoạt kê nhất trong văn chơng Nhật Bản.Thuộc loại sách gọi là Kokkeibon (hoạt kê bản), Gót chân giang hồ là một tác phẩm tràn ngập tiếng ngời và thờng đợc so sánh với cuối Pickwich Papers (1837) của Dickens.
Ngoài Saikaku, Akinari, và Ikaku, các tiểu thuyết gia nổi tiếng khác của thời Edo là: Ejima kiseki (1667 - 1736), Santo kyoden (1761 - 1816), Takizawa Bakin (1767 - 1848), Sikitei samba (1775 - 1822), Ryutei tanchico (1783 - 1842), Tamenaga shumsui (1789 - 1842). Tác phẩm của họ thờng đi vào khai thác đề tài thơng nhân sa đoạ và chuyện tình buông thả. Vì thế, sách của họ phần lớn bị xếp vào hàng dâm th và bị chính quyền bấy giờ ra sác lệnh cấm lu
hành.Theo G.B Sasom: “Tuy vậy, điều mà các nhà cầm quyền lầm tởng là suy đồi thì chỉ đem lại sự vui tơi. Đó là một hiện tợng hiếm trong lịch sử Nhật Bản” [19, 256].
Nh vậy, tiểu thuyết Nhật Bản trớc 1868 mặc dù cha thực sự phong phú nhng đã trở nên giàu có nhờ những kiệt tác quý giá không chỉ với nền văn học dân tộc mà còn với cả nhân loại. Song có thể nói, sân chơi chuyên nghiệp của tiểu thuyết Nhật Bản phải đợi đến cuộc duy tân Minh Trị 1868 và hệ quả mà nó mang lại. Luồng gió văn minh phơng Tây thổi tới và những hơi thở hiện đại của hàng loạt trào lu văn học đang thịnh hành bấy giờ đã làm lung lay thành trì t t- ởng truyền thống của ngời Nhật. Cuộc giao tranh giữa hai luồng văn hoá Đông - Tây đã tạo nên dấu ấn đậm nét nhất trong văn học Nhật Bản nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Nhiều trờng phái xuất hiện tạo niên diện mạo đa âm sắc cho văn học Nhật.
Chủ nghĩa hiện thực hình thành rõ nét với tên tuổi của Tshubouchi shoyo (1859 - 1935) cùng tác phẩm Bản chất của tiểu thuyết (Shietsu shintri) xuất bản năm 1885. Từ đó, nhiều sáng tác kiểu mới ra đời khác hẳn với loại tiểu thuyết bác học phong kiến quý tộc trớc đây.
Các trờng phái khác lần lợt có mặt trên văn đàn. Trong tác phẩm của họ đã bắt đầu quan tâm đến số phận con ngời, bi kịch cá nhân, đặc biệt là tâm trạng bi quan, thất vọng của con ngời trớc sự kéo dài dai dẳng của xung đột hai luồng văn hoá. Đại biểu cho những trờng phái này là Kitamura Tokôku (1868 - 1894), nữ văn sĩ Higuchi Ichiyo (1872 - 1896), Kunikiza Doppo (1871 - 1908), Tayama Katai (1871 - 1930), Mori Ogai (1862 - 1922), và Natsume Soseki (1867 - 1916). Chủ đề ấy trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản mà sáng tác của Y.Kawabata là hiện tợng tiêu biểu.