Nguồn gốc, đặc trng của biểu tợng

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 51)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2.2. Nguồn gốc, đặc trng của biểu tợng

Biểu tợng, nh đã trình bày, sinh ra từ cội rễ văn hóa dân tộc và cắm sâu mạch nguồn vào đó để nuôi dỡng không gian biểu cảm vô tận. Biểu tợng nghệ thuật trong tiểu thuyết Y.Kawabata một mặt có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa Nhật bản, mặt khác là những sáng tạo độc đáo của cá nhân nhà văn.

Trong số những biểu tợng mà chúng tôi đã chỉ ra, phần lớn đều có nguồn cội từ bản sắc văn hóa xứ Phù Tang. Điều này cũng là một biểu hiện của khuynh hớng tìm về với truyền thống của Y.Kawabata. Lu giữ tinh thần dân tộc trong những biểu tợng văn hóa quen thuộc, Kawabata đã thổi một luồng sinh khí mới, sống động nhịp đập thời hiện đại khiến cho mỗi biểu tợng hiện lên vừa lạ vừa quen, vừa xa cũ vừa mới mẻ, bởi vậy mà không ngừng hấp dẫn ngời đọc, ngay cả ngời dân bản địa. Ngời ta vẫn nhìn thấy rất rõ trong những ấn tợng quen thuộc nét bút và tâm hồn của một nghệ sỹ thiên tài.

Thần thoại Nhật Bản khi kể về buổi bình minh sơ khai dân tộc có một chi tiết rất thú vị: Cháu nội của Nữ thần Mặt Trời là Ninigi - no - Mikoto đợc cử xuống trông coi trái đất, và để làm hiệu cho sứ mạng nhà Trời của mình, chàng mang theo ba bảo vật: một hòn đá quí, một thanh gơm và một cái gơng do chính Nữ thần trao tặng. Có lẽ vì thế mà chẳng có nơi đâu nhng xứ sở mặt trời mọc lại sản sinh ra một nền mĩ học của đá, một truyền thống võ sỹ đạo Samurai và một quan niệm thẩm mĩ chiếc gơng soi độc đáo đến vậy. Tìm về với cội nguồn, Y.Kawabata trong sáng tác của mình đã mợn những biểu tợng mang tính thiêng của dân tộc: Chiếc gơng soi và cái chết.

Trong quan niệm thiên nhân tơng đồng của ngời Nhật, chiếc gơng là một cách nhìn độc đáo về sự ánh chiếu hòa hợp giữa thiên nhiên với con ngời, thần linh với vạn vật, vũ trụ với sinh tồn. Chiếc gơng đi vào tác phẩm của Kawabata tồn tại dới nhiều biến thể sinh động: mặt nớc, tấm kính, chiếc gơng và mơ hồ hơn là cả đôi mắt - cửa sổ tâm hồn. Đó là cái nhìn của Kawabata về cuộc sống. Từ góc độ ấy, mọi sự vận là biến thiên của cuộc đời đi vào tác phẩm dờng nh đã đợc gạn lọc, chng cất, mơ hồ và trừu tợng hóa khiến nó vừa mang một vẻ đẹp trần thế vừa nh xa xăm ở xứ sở nào. Nhìn cuộc đời qua một tấm gơng, nhà văn dờng nh điềm tĩnh hơn, trầm ngâm, sâu lắng hơn bởi thế câu chuyện của Kawabata không vay mợn sức hấp dẫn ở tình tiết giật gân mà ở chính độ đằm thắm, dịu dàng của nó. Tất cả đã đợc nội cảm hóa qua một cái nhìn gián tiếp đầy tế vi, nhạy cảm.

Biểu tợng cái chết một mặt xuất phát từ triết lý tồn tại của ngời Nhật, mặt khác là biểu hiện của những ám ảnh từ một ấu thơ đầy bất hạnh của nhà văn. Tôn thờ lối sống tinh thần của các Samurai, ngời Nhật có hẳn quan niệm văn hóa về cái chết. Đó là chết để giữ gìn danh dự, đạo đức và khí cốt anh hùng. Chết để giữ lại ánh hào quang của phần đời đã sống. Trong tác phẩm Kawabata, cái chết trở đi trở lại nh một ám ảnh, nhà văn nhìn thấy trong đó nét văn hóa xứ sở, và biểu đạt những ẩn ức riêng t.

Tuyết, hoa anh đào, kimono, núi, lửa cho đến trà đạo, lễ hội, chùa chiền, phố cổ vốn dĩ là biểu tợng của văn hóa Nhật Bản. Chúng xuất hiện trong tác phẩm của Kawabata nh một sự tái sinh màu nhiệm bởi ngoài những ý nghĩa vốn có, chúng còn đợc khoác thêm nhiều lớp biểu đạt mới, và tới ngời đọc khả năng gởi mở ấy là vô cùng.

Khi sử dụng những biểu tợng của truyền thống, Kawabata không chỉ tìm đến với văn hóa dân gian mà còn lu tâm đến văn học dân tộc, đặc biệt là dòng văn học nữ lu thời Heian. Với Y.Kawabata vẻ đẹp của con ngời là ở ngời con gái, những thiếu nữ. Miêu tả mỗi nhân vật theo một nét đẹp khác nhau và do đó

mỗi vẻ đẹp lại mang một ý nghĩa biểu tợng riêng nào đó. Ngời con gái trong tiểu thuyết Kawabata là một dạng biểu tợng đặc biệt.

Tiểu thuyết với Y.Kawabata nh một con đờng để níu giữ giá trị truyền thống, cho nên trong một chừng mực nào đó, những biểu tợng trên vừa là dấu ấn của văn hóa dân gian vừa là sự học tập từ văn hóa tiền bối. Chẳng hạn, hình ảnh chiếc gơng soi cũng đã từng xuất hiện nh một biểu tợng cho niềm bi cảm của thời gian trong kiệt tác Genji monogatari - một tác phẩm đợc chính Kawabata nhắc tới trong diễn từ nhận giải Nobel nh một niềm tự hào về văn học dân tộc. Khi Genji buộc phải rời cung điện, tự lu đầy ở Suma, chàng an ủi Murasaki bằng bài thơ:

Dù xa xôi nơi đất lạ

nhng trong gơng còn lại bóng hình tôi

bên em không rời.

Nhng Murasaki thì cay đắng: “Gơng có tốt đến đâu thì cũng phải soi chiếu khuôn mặt kẻ khác không phải là Genji”. Quanh tấm gơng soi, tác phẩm hé lộ một chiều sâu bất ngờ của tâm lý và cuộc sống: Hạnh phúc chỉ nh ảo ảnh còn hiện hữu là niềm cô đơn và đau khổ.

Cũng nh chiếc gơng soi, hoa anh đào từ lâu đã đi vào văn học Nhật Bản nh một niềm mĩ cảm bất tận. Saigyo (1118 - 1190) đợc mệnh danh là nhà thơ của hoa anh đào. Tình yêu của ông đối với loài hoa ấy là vô biên. Trong “Sơn gia tập”, ông viết:

Ước vọng của tôi là đợc chết

dới cội hoa đào vào đêm trăng rằm trong ánh mùa xuân.

Hấp thụ sâu sắc tinh hoa trong sáng tác những bậc thầy đi trớc, Kawabata đã khiến cho mỗi biểu tợng quen thân mang một màu sắc thẩm mĩ mới. Và đặc biệt, tình yêu mặn mà với vẻ đẹp truyền thống đã khiến ông sáng tạo một biểu t- ợng độc đáo: Kiểu nhân vật hành trình. Trớc Y.Kawabata, nhà thơ kiệt xuất của thi ca Nhật Bản M.Bashô đã từng đợc ví nh một hành giả giữa cuộc đời. Cùng với những bớc du hành qua nhiều miền đất tơi đẹp của đất nớc, M.BaShô đã để lại nhiều vần thơ Haiku trác tuyệt mà tiêu biểu nhất là tập Lối lên miền Oku. Nhng nếu trong thời M.Bashô ngời ta đắm chìm trong những bức tranh tuyệt đẹp mà ông vẽ lên với một niềm say mê đến mãnh liệt thì trong tác phẩm Y.Kawabata, ngời ta lại nhận thấy rất nhiều tâm trạng của một con ngời - một nhân vật tham gia trực tiếp vào câu chuyện: Nhân vật hành trình. Kiểu nhân vật này xuất hiện từ truyện ngắn đầu tay của Kawabata Vũ nữ Izu và trong hàng loạt tác phẩm tiếp theo cho đến một trong những tiểu thuyết cuối đời của ông là Ngời đẹp say ngủ. Hình ảnh một con ngời hiện diện trong tác phẩm với những cuộc hành trình tìm về quá khứ, về truyền thống, về cái đẹp phôi pha là biểu tợng cho một nỗi niềm đau xót trớc sự mất mát giá trị văn hóa dân tộc, và nhiểu hơn thế. Với mỗi tác phẩm, hình tợng nhân vật hành trình lại chứa đựng những ngầm ẩn tợng trng riêng nhng bao giờ cũng gợi lên hình ảnh ngời lữ khách u sầu Kawabata lang thang tìm cái đẹp trong cảm hứng mất mát. Kiểu nhân vật hành trình là một sáng tạo biểu tợng của Y.Kawabata. Đó là biểu t- ợng cho chủ thể nhà văn.

Tóm lại, thế giới biểu tợng phong phú, đa dạng trong tiểu thuyết Y.Kawabata xuất phát từ hai nguồn gốc cơ bản: Truyền thống (văn hóa dân gian và văn học viết) và sáng tạo cá nhân độc đáo. Trên phơng diện nào, Kawabata cũng chứng tỏ đợc tài năng và tâm hồn mẫn cảm của mình. Mỗi biểu tợng có mặt đều in đậm dấu ấn cá tính nghệ thuật của nhà văn - ngời nặng lòng với bản sắc dân tộc.

trong nguyên lý Yugen của mĩ học Thiền. Thứ hai, trong hệ thống biểu tợng ấy, hai loại biểu tợng nổi bật, thờng có mặt là: thiên nhiên và ngời con gái.

Biểu tợng, trong đời sống không cùng của nó luôn tiềm ẩn nhiều ý nghĩa mới mẻ, bất ngờ. Đặc tính gợi mở bất tận của biểu tợng nói chung đã đ- ợc trình bày trong phần giới thuyết về biểu tợng ở mục (2.1). Khả năng kỳ diệu đó của biểu tợng trong tiểu thuyết Kawabata là sự cộng hởng giữa sức mạnh nội sinh của chính nó và sự chi phối của nguyên lý Yugen trong mĩ học Thiền.

“Yugen hoặc vẻ đẹp của điều nói bỏ lửng - đó là cái đẹp nằm ở chiều sâu của sự vật chứ không muốn lộ ra bề mặt. Con ngời thiếu khiếu thẩm mĩ hoặc sự yên tĩnh tâm hồn, có thể hoàn toàn không nhìn thấy đợc nó” (Chuyển dẫn [10, 31]). Thiền luận giải thích cái khoảng trống này nh một sự trọn vẹn đầy đủ nhất, sự giải phóng khỏi những giới hạn trong hình tức tồn tại hiện hữu của con ngời. Đó là khi cái “bản ngã” biến đi, cái “h vô” xuất hiện, nhng nh Kawabata nói, đó không phải là cái “h vô” nh phơng Tây hiểu, ngợc lại, là cái vũ trụ trong tâm con ngời, là khoảng trống trong đó vạn vật đều đạt tới bản thể. Lúc đó là lúc đạt tới trạng thái satori - tức là thông hiểu, thấu đạt đợc chân lý nhờ thức tỉnh bên trong. Mĩ học Nhật, theo đó, quan niệm trong một tác phẩm nghệ thuật cái quan trọng không phải là cái có thể nhìn thấy, mà là cái có thể cảm thấy, cái làm cho ngời ta rung động. Kawabata trong diễn từ nhận giải Nobel đã dẫn một bài thơ mang đậm tính Thiền của Ikkyu:

Nói thế nào đây về bản chất trái tim?

Là tiếng thông reo

trên bức tranh thuỷ mặc?

Và khẳng định đó chính là “tinh thần của hội hoạ phơng Đông. ý nghĩa của tranh thuỷ mặc phơng Đông là ở trong khoảng trống, ở giữa vùng không gian để ngỏ không chứa đựng gì của bức tranh, trong những nét chấm phá khó

nhận thấy”. Bởi vậy, tính gợi mở của biểu tợng trong sáng tác Kawabata mang đậm phong vị Thiền. Điều này khiến cho vẻ đẹp của mỗi biểu tợng cụ thể nhiều khi ta chỉ cảm thấy rõ ràng mà không sao diễn tả, và sự tri nhận vẻ đẹp ấy nhiều khi là sự “ngộ” ra một chân lý của sự “im lặng”. Chính vì điều này mà thế giới biểu tợng của Y.Kawabata luôn mơ hồ, không bao giờ miêu tả kĩ càng, cũng không lí giải rành rọt. Nó luôn là sự tồn tại giữa nhiều dấu chấm lửng còn bỏ ngỏ. Sự bỏ ngỏ ấy phần nào là dụng ý của ngời cầm bút.

Nằm trong các dạng biểu thức đã thống kê, các biểu tợng về thiên nhiên và ngời con gái chiếm đến 43,5%. Kawabata là bậc thầy trong việc miêu tả cảnh sắc và con ngời xứ Nhật. Dới ngòi bút của ông, thiên nhiên tuyệt mỹ hiện lên đầy giá trị gợi cảm và chứa đựng nhiều ý nghĩa biểu tợng. Kawabata lại đợc tôn vinh là chuyên gia phân tích và am hiểu tâm lý phụ nữ bậc nhất. Điều này lý giải tại sao hình tợng ngời phụ nữ lại trở thành một biểu tợng sống động, hấp dẫn đến thế trong tiểu thuyết của ông.

Hoạ sĩ Hà Lan, Van Gogh đã từng phát biểu rằng: “Nghiên cứu nghệ thuật của ngời Nhật, ta không khỏi cảm thấy trong các tác phẩm của họ toát lên một triết lý thông minh: nên dành thời gian để làm gì? Để đo khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng, hay phân tích đờng lối chính trị của Bismarck? Không, với ngời Nhật, bậc hiền giả chỉ nên để tâm suy nghĩ về cỏ cây mà thôi” (Chuyển dẫn [12, 1026]). Với Y.Kawabata, cái đẹp tiềm ẩn trong thiên nhiên và ngời phụ nữ, ông đã cất công tìm kiếm nó trong suốt chiều dài sáng tạo nghệ thuật của mình.

2.3.Giải mã một số biểu tợng từ góc nhìn văn hoá học

2.3.1. Cuộc hành trình về Xứ tuyết

Từ điển biểu tợng văn hoá thế giới giải thích khá nhiều về ý nghĩa của

Những ý nghĩa biểu trng của hành trình, du hành đặc biệt phong phú, nh- ng tựu trung đó là sự tìm chân lý, hoà bình, bất tử, là kiếm tìm và phát hiện một trung tâm tinh thần.

Văn học thế giới cho chúng ta nhiều thí dụ về những cuộc du hành, tuy chúng không có tầm quan trọng của các biểu tợng truyền thống, song vẫn đợc cho là có ý nghĩa ở những mức độ khác nhau - cho dù chúng chỉ có tính trào phúng hoặc giáo huấn - nhng vẫn là những cuộc đi tìm chân lý. Ngời ta dẫn ra

Pantagruel của Rabelais, Các cuộc du hành của Gulliver của Swift, cũng nh

nhiều tác phẩm của văn học Nhật Bản, nh Utsubo - monogatari hoặc Wasôbyôe.

Những cuộc hành trình biểu đạt một ớc muốn sâu sắc về những chuyển biến nội tâm, một nhu cầu về những trải nghiệm mới, hơn là một sự di chuyển cục bộ. Theo Jung, chúng chứng tỏ một tâm trạng không thoả mãn, thúc đẩy ng- ời ta mu tìm và phát hiện những chân trời mới.

Qua tất cả các nền văn học, những cuộc du hành nh vậy tợng trng cho cuộc phiêu lu và cuộc kiếm tìm, dù là tìm một kho tàng hay là một tri thức đơn giản, cụ thể hoặc tinh thần. Nhng thực ra cuộc tìm kiếm này chỉ là một cuộc đi tìm, và phần nhiều là một cuộc chạy trốn bản thân. Baudelaire nói: “Những du khách đích thực là những ai chỉ đi để mà đi”. Không lúc nào thoả mãn, họ mơ t- ởng cái cha biết ít nhiều không với tới đợc. Nhng bao giờ họ cũng chỉ tìm thấy cái họ muốn chạy trốn: bản thân mình.

Một nhận chân cay đắng, mà ta rút ra từ mọi cuộc du hành

Thế gian, đơn điệu và nhỏ bé hôm nay,

Hôm qua, ngày mai, mãi mãi cho thấy hình ảnh của ta Một ốc đảo ghê rợn giữa một sa mạc buồn chán!

Theo ý nghĩa ấy, du hành trở thành dấu hiệu và biểu tợng của sự luôn luôn từ chối bản thân, và cần kết luận rằng cuộc du hành duy nhất có giá trị là cuộc du hành của con ngời bên trong bản thân mình.

Kawabata mất đến 13 năm để hoàn thành Xứ tuyết. Chừng ấy thời gian để viết xong một cuộc hành trình: cuộc hành trình về với Xứ tuyết của chàng lãng tử Shimamura. Đó là cuộc hành trình có thực mà cũng có thể chỉ là cuộc hành trình trong tâm tởng. Sự nhập nhằng ấy lại là nguyên do tạo nên tính biểu tợng thú vị của một chuyến đi chăng?

“Qua một đờng hầm dài giữa hai vùng đất và thế là đã tới Xứ tuyết. Chân trời trắng mờ dới bóng đêm. Đoàn tàu chạy chậm dần rồi dừng lại ở một ga xép” [12, 221]. Đây là đoạn văn mở đầu cho thiên tiểu thuyết. Và, nh nhiều nhà nghiên cứu nhận xét đó là đoạn văn nổi tiếng của bất kì tác phẩm văn học hiện đại Nhật Bản nào. “Qua một đờng hầm dài” có nghĩa là Shimamura đang đi vào một thế giới khác, bỏ lại sau lng những ràng buộc của một Tokyo phồn hoa, hào nhoáng và xô bồ. Đờng hầm dài ấy có ý nghĩa biểu tợng nh một hàng rào, một giải phân cách ngăn chia hai thế giới: một thế giới trong trẻo của xa cũ và một thế giới ồn ã của văn minh công nghiệp. Nhân vật Shimamura ngay từ đầu đã nằm trong ý thức rời bỏ thế giới hiện hữu để tìm về một cái gì tinh khiết trong mơ hồ - một không khí sạch sẽ hơn cái cuộc sống mà anh ta đang trải qua dù nó có đầy đủ gia đình, vợ con, công việc. Cái ga xép nằm chìm dới chân trời trắng mờ của bóng đêm gợi cho ngời đọc một cảm giác gì nguyên sơ và xa cũ, giống

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 51)