Lựa chọn tiêu đề tác phẩm là một biểu tợng

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 91 - 93)

6. Cấu trúc khóa luận

3.1.3.Lựa chọn tiêu đề tác phẩm là một biểu tợng

Tác phẩm văn học là “con đẻ” của nhà văn. Bởi vậy, việc “khai sinh” nó bao giờ cũng gắn với sự lựa chọn một tên gọi thích hợp. Tiêu đề trong văn bản văn học là một dấu hiệu mang tính nghệ thuật. Phần lớn nó gắn bó với tên nhân vật chính, biến cố chính (với tác phẩm tự sự) hoặc với tâm trạng chính, hay đối tợng gợi tâm trạng (với tác phẩm trữ tình). Tiêu đề, do vậy, thờng thể hiện tập trung t tởng cốt lõi ngời viết đề cập trong tác phẩm. Ngay cả trong trờng hợp lệch pha giữa tên gọi và nội dung tác phẩm, không có quan hệ gì (trong văn học

phi lý) thì bản thân tiêu đề ấy cũng là một sự vô nghĩa lý mà tác giả muốn diễn tả. Việc đặt tiêu đề nh một biểu tợng trong tác phẩm văn học cũng không phải là điều quá mới mẻ. A.P.Sêkhôp là một ví dụ tiêu biểu. Truyện ngắn của ông rất nhiều tiêu đề đồng thời mang tính biểu tợng, chẳng hạn: Thảo nguyên, Phòng 6,

Ngời đàn bà có con chó nhỏ, Ngời trong bao... Đây cũng là một đặc sắc trong

truyện ngắn Sêkhôp.

Tiêu đề tiểu thuyết của Y.Kawabata phần lớn cũng là một biểu tợng: Xứ

tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô, Ngời đẹp say ngủ, Tiếng rền của núi,... nhng có

điểm độc đáo so với tiêu đề - biểu tợng trong truyện ngắn Sêkhôp. Tiêu đề trong truyện ngắn Sêkhôp thờng là biểu tợng trung tâm trong tác phẩm. Chẳng hạn

Thảo nguyên đồng thời là biểu tợng mà Sêkhôp tập trung khắc họa: vẻ đẹp của

thảo nguyên bao la hay là bức tranh thu nhỏ của một nớc Nga rộng lớn. Trong khi đó, tiêu đề trong tiểu thuyết của Y.Kawabata không nhất thiết phải là biểu t- ợng trung tâm của tác phẩm, song, phải là biểu tợng đánh thức đợc mối liên hệ với các biểu tợng còn lại nhạy bén nhất. Xứ tuyết và ngàn cánh hạc là ví dụ điển hình.

Xứ tuyết chỉ là một biểu tợng có ý nghĩa làm nền cho các biểu tợng khác trong tác phẩm nh cuộc hành trình của Shimamura hay ngời con gái Komako và Yoko song đó lại là biểu tợng có ý nghĩa nh khởi điểm hay đích đến của những biểu tợng khác. Komako và Yoko là những vẻ đẹp sinh ra từ Xứ tuyết. Còn Xứ tuyết trong cuộc hành trình của Shimamura lại giống nh một “miền đất hứa”, một đích đến để chạy trốn cuộc sống phàm tục và tìm lại bản ngã. Vì vậy, lấy Xứ tuyết làm tiêu đề tiểu thuyết, Kawabata đã đánh động đợc cả một miền tâm thức để gợi ra bao biểu tợng khác.

Ngàn cánh hạc, so với Xứ tuyết, thậm chí chỉ là một biểu tợng đi kèm với biểu tợng cô gái nhà Imamura nhng chính sự thấp thoáng ấy lại nói lên đợc nhiều ý nghĩa. Ngàn cánh hạc là điểm sáng lung linh duy nhất trên bức tranh u buồn của trà đạo suy tàn. Ngàn cánh hạc cũng là ngọn lửa duy nhất làm ấm áp

cánh hạc do vậy là biểu tợng làm bừng sáng một chút hi vọng giữa không khí ảm đạm của cả tiểu thuyết. Chọn nó làm tiêu đề tác phẩm, Kawabata muốn gửi gắm một niềm hi vọng thầm kín vào số phận của văn hóa truyền thống trong buổi giao thời.

Dĩ nhiên là tiểu thuyết Kawabata cũng lựa chọn biểu tợng ôm trùm tác phẩm làm tên gọi nh cố đô. Tuy nhiên, bản thân cố đô cũng là một biểu tợng đặc biệt. Đó là sự hợp thể của nhiều biểu tợng nhỏ khác làm thành biểu tợng chung về một không gian văn hóa cổ truyền Nhật Bản. Lấy tiêu đề là Cố đô thực chất là sự gói gọn ý nghĩa biểu tợng hợp thể ấy. Vả lại cái tên gọi Cố đô tự nó đã gợi một niềm xa cũ hay một hoài vọng quá khứ, nó mang tính mĩ cảm cổ điển Đông phơng. Do vậy, ngay cả khi tiêu đề đồng nhất với biểu tợng trung tâm Kawabata cũng làm cho nó trở nên độc đáo, rất riêng so với các nhà văn khác.

Một điều cần phải thấy là việc đặt tiêu đề tác phẩm trùng với một biểu t- ợng trong đó với Kawabata không dừng lại ở tiểu thuyết. Từ truyện ngắn cho đến Truyện trong lòng bàn tay của ông, ta đều có thể bắt gặp hiện tợng này. Chẳng hạn truyện ngắn Thủy nguyệt (trăng soi đáy nớc), Cánh tay, hay Truyện

trong lòng bàn tay nh Tuyết, Tính nữ, Nớc... Tất cả tạo thành một thế giới biểu

tợng phong phú, đa dạng và độc đáo ngay từ cách biểu đạt trong sáng tác Kawabata. Và chính Kawabata đã phát hiện và làm ý nghĩa thêm cho giá trị của tiêu đề văn bản văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng.

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 91 - 93)