Tạo ý nghĩa biểu tợng trên cơ sở tơng phản, đối lập

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 83 - 86)

6. Cấu trúc khóa luận

3.1.1.Tạo ý nghĩa biểu tợng trên cơ sở tơng phản, đối lập

Từ điển bách khoa toàn th (wikipedia) giải thích rất ngắn gọn về ý nghĩa

của hai từ tơng phản và đối lập: “Tơng phản: trái nhau. Đối lập: trái ngợc hẳn nhau”.Trong văn học, thủ pháp nghệ thuật tơng phản, đối lập đợc dùng để xây dựng những hình ảnh, chi tiết, hình tợng, giọng điệu... có tính chất, đặc điểm hoàn toàn trái ngợc nhau; nhằm nhấn mạnh một t tởng, nội dung hay một quan điểm nào đấy. Tuy nhiên, sự trái ngợc về bản chất ấy phải đợc xét cho những đối tợng trên cùng một bình diện và theo một tiêu chí nhất định, điều đó mới khiến nó có ý nghĩa. Nghiên cứu thế giới biểu tợng trong tiểu thuyết Y.Kawabata, chúng tôi nhận thấy một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc khi xây dựng biểu tợng của ông là tơng phản, đối lập. ở đây, chủ yếu là sự tơng phản, đối lập trên cấp độ hình tợng.

Việc sử dụng thủ pháp tơng phản, đối lập khi xây dựng biểu tợng của Y.Kawabata có một sự cộng hởng với tính tơng phản trong nền văn hoá và văn học Nhật Bản. Ngay từ những năm 40 của thế kỷ XX, Ruth Benedict, nhà dân tộc học ngời Mỹ đã nghiên cứu tâm lý Nhật Bản và phát hiện, gói gọn chân dung văn hoá đất nớc nữ thần mặt trời Amaterasu chỉ trong nhan đề công trình nổi tiếng của bà: Hoa cúc và thanh kiếm. Hữu Ngọc, nhà văn hoá học Việt Nam, trong Chân dung văn hoá đất nớc mặt trời mọc cũng nhận xét: “Ngời Nhật có thể thởng thức vẻ đẹp mong manh của hoa anh đào và ánh thép sắc lạnh ngời của thanh bảo kiếm”. (Chuyển dẫn [28]). Đó là sự tơng phản, và những nhà Nhật Bản học khác trên thế giới cũng thống nhất rằng, sự tơng phản đợc coi là

đặc sắc của văn hoá Nhật Bản và khó có thể tìm thấy rõ rệt trong một nền văn hoá nào khác.

Ngời ta thờng lý giải nguyên nhân của hiện tợng này từ yếu tố địa lý (thiên nhiên tơi đẹp nhng khắc nghiệt), yếu tố lịch sử (có giai đoạn mở cửa ồ ạt và có giai đoạn đóng cửa triệt để), yếu tố xã hội (sự tồn tại đồng thời đa tôn giáo: Khổng giáo, Phật giáo,Thiên chúa giáo... )... Văn học Nhật Bản cũng phản ánh rõ nét tính tơng phản ấy. Thế giới thực sự biết đến văn học Nhật Bản vào cuối thế kỷ XX trong khi lịch sử của nó thuộc vào hàng sớm nhất, chỉ sau Trung Quốc. Tác phẩm kỳ diệu nhất Genji monogatari đợc đánh giá là tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của nhân loại lại song hành cùng thể thơ ngắn nhất cũng nổi tiếng không kém - thơ Haiku. Các thời đại văn học tồn tại trong thế đối lập nhau: nữ tính Heian và võ sĩ đạo Kamakura...

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản cũng nh nhiều quốc gia khác hoà nhập lối sống phơng Tây. Văn học, theo đó, cũng tồn tại dới những khuynh hớng trái ngợc. Đáng chú ý nhất là sự đối lập giữa trờng phái đề cao chủ nghĩa vật chất và tính dục với đại diện Tanizaki Junichiro (1886 - 1965) - nhà văn chuyên viết về “những xung đột nội tâm giữa Đông và Tây, ông đi tìm cái đẹp mà không bận tâm đến đạo lý đối với cái đẹp nh trớc nữa. Tiểu thuyết của ông đợc đánh dấu bởi tính dục bệnh hoạn và chủ nghĩa duy mĩ rất Tây hoá”. (Chuyển dẫn [28]) - và trờng phái bảo lu những rung cảm nghệ thuật truyền thống, đấu tranh cho giá trị truyền thống với đại diện là Y.Kawabata. Đại diện cho một cực của mâu thuẫn nhng Kawabata không hề phủ nhận đặc tính tơng phản của văn hoá Nhật. Trái lại, là một con ngời Nhật Bản thật sự từ sâu thẳm tâm hồn, cũng là con ngời cảm thấu và trân trọng đặc biệt văn hóa truyền thống, trong tác phẩm của mình Kawabata đã luôn cụ thể hoá tính tơng phản rõ nét của dân tộc trên nhiều phơng diện mà biểu tợng là một góc độ đặc sắc.

Có thể nói, những hình tợng là biểu tợng trong tiểu thuyết Kawabata phần lớn đều tồn tại trong một thể đối lập,tơng phản với bản thân nó hoặc với hình tợng khác cùng dạng.

Những biểu tợng tồn tại trong thế đối lập với chính nó là: cuộc hành trình lên Xứ Tuyết của Shimamura; chiếc chén trà Shino và Cố đô. Shimamura tìm về với Xứ tuyết - miền đất xa xôi mà thiên nhiên còn lu giữ tinh thần Nhật Bản trong một xu thế rời bỏ thế giới thực tại đầy xô bồ, ồn ã của Tokyo. Nhng đến Xứ tuyết, chàng vẫn luôn sống trong một trạng thái tình cảm lỡng phân: một tình yêu nồng nàn nhục cảm cùng Komoko và một khao khát lý tởng thanh sạch với Yoko. Cuộc hành trình ấy chính là hành trình đi tìm lời đáp cho một lối ứng xử trớc không khí thời đại đối chọi giữa xu hớng níu giữ truyền thống và xu h- ớng phơng Tây hoá.

Chén trà Shino và Cố đô là hai hình tợng đặc biệt. Đó là dấu ấn đậm nét của một nền văn hóa lâu đời và đặc sắc mang phong cách Đông phơng. Nhng cả hai đều đợc miêu tả nh cái đẹp trong chiều hớng phôi phai, nói đúng hơn là cái đẹp cổ điển đang đứng trớc nguy cơ tan vỡ. Nếu chiếc chén Shino là hiện thân của vẻ đẹp thanh tao, trang nhã trong nếp uống trà đã thành một tôn giáo nghệ thuật thì những mối quan hệ, những nhỏ nhen, phàm tục xung quanh nó lại là biểu hiện của một sự suy vi, phai tàn. Nếu Cố đô hiện lên với chùa chiền, lễ hội, hoa anh đào, kimono... là niềm tự hào của ngời Nhật về kinh đô văn hóa lâu đời thì bản thân nó cũng sắp “biến thành một ô - ten khổng lồ có kim cao lâu” [12, 689]. Vì vậy chén trà Shino hay Cố đô đều là biểu tợng sinh động về hiện trạng của cái đẹp truyền thống Nhật Bản khi lối sống phơng Tây du nhập mạnh mẽ.

Lửa và tuyết; Komako và Yoko; cô gái có chiếc khăn ngàn cánh hạc và Fumiko; Chieko và Naeko là những cặp biểu tợng song hành và đối lập. Nếu loại biểu tợng tồn tại trong thế đối lập với chính nó biểu hiện một giá trị truyền thống trong chiều suy thoái thì việc dựng lên các cặp biểu tợng đối lập nhau của Kawabata dờng nh không kèm theo một sắc thái chủ quan nào cả. Kawabata chỉ tái hiện các vẻ đẹp trong sự tơng phản nh trình bày một hiện tợng của đời sống đang diễn ra, tuyệt nhiên không tỏ một thái độ khu biệt nào. Nhà văn không có ý định phân tuyến nhân vật (nh truyện cổ tích), cái mà ông hớng tới là kiếm tìm cái đẹp và lựa chọn là công việc của bạn đọc. Komako là một vẻ đẹp Tây phơng

hóa nhng Kawabata đã dành nhiều tâm huyết nhất để diễn tả vẻ đẹp ấy. Cả Komako và Yoko đều xuất hiện trên cái nền tơng phản của tuyết và lửa, của trong trẻo và đam mê, của hiện hữu và mất mát, của sự vô thờng và bí ẩn nh cái đẹp muôn đời. Cô gái với chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc cũng có mặt trong tác phẩm ít ỏi nh Yoko nhng vẻ đẹp rạng rỡ, ngời sáng ấy đã làm bừng lên trong tâm hồn Kikuji một chút ấm áp. Kikuji cũng xao động đến não lòng trớc vẻ đẹp của sự hoang mang và tuyệt vọng của Fumiko. Cái đẹp của Fumiko là cái đẹp của ánh hoàng hôn sắp tắt, nó gợi một niềm tuyệt vọng nhng là sự tuyệt vọng đầy mĩ cảm. Chieko trong Cố đô lại mang trong mình một vẻ đẹp thanh quý, giản dị và nền nã, đúng dáng dấp cổ điển. Trong khi Naeko, chị em sinh đôi với nàng lại là một cô gái lao động khỏe khoắn, tơi trẻ, tràn đầy sức sống.Những vẻ đẹp tơng phản ấy đặt cạnh nhau nhng không hề bộc lộ sự khiên cỡng hay khập khiễng. Chúng trái ngợc nhau song từ trong nguồn cội chúng đều là biểu tợng của cái đẹp vĩnh hằng, nữ tính vĩnh cửu. Kawabata đã miêu tả những vẻ đẹp khác nhau bằng đôi mắt của một nhà thẩm thấu văn hóa nhân loại. Chính điều này làm nên sự vĩ đại trong t tởng của nhà văn, và nó có đủ sức mạnh để kết nối Đông - Tây nh nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận.

Sự tồn tại cùng lúc của những hiện tợng đối lập, tơng phản là một nét thú vị của mĩ học Nhật Bản. Và, Kawabata , trong khi xây dựng thế giới biểu tợng bằng việc sử dụng thủ pháp tơng phản, đối lập đã làm nổi bật đặc tính ấy. Bởi vậy, bản thân việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này đã biểu hiện cốt cách một con ngời thuần túy Nhật Bản trong Kawabata.

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 83 - 86)