Bộ ba tiểu thuyết (Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô) đỉnh cao của

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 36 - 39)

6. Cấu trúc khóa luận

1.2.3. Bộ ba tiểu thuyết (Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô) đỉnh cao của

thuyết Y.Kawabata

Tiểu thuyết Y.Kawabata đạt đến đỉnh cao với bộ ba tác phẩm: Xứ tuyết (1947), Ngàn cánh hạc (1951) và Cố đô (1961).

Năm 1968, viện Hàn Lâm Thuỵ Điển trang trọng chào mừng tác giả Nhật Bản đầu tiên đứng vào hàng những nhà văn “bậc thầy” thế giới cho ba tiểu thuyết trên. Với chỉ ba cuốn tiểu thuyết ấy thế giới đã có thể hình dung về một nền văn học Nhật đầy tiềm năng và ẩn tàng một nền văn hoá Phơng Đông giàu có, lôi cuốn.

Xứ tuyết là cái tên đợc nhắc đến nhiều nhất trong văn nghiệp Kawabata

và đợc xem là hiện tợng văn xuôi trữ tình quan trọng nhất lúc bấy giờ. Bắt tay từ năm 1934 nhng mãi đến 1947 tác phẩm mới đợc viết xong. Sự chậm trễ ấy không phải bởi Kawabata lời biếng lao động mà trên thực tế ông đã chẳng có từ trớc một bản thảo đề cơng nào cả. Thậm chí sau khi đã viết chơng cuối cùng vào năm 1947 ông vẫn cảm thấy cần viết thêm nữa về mối quan hệ của hai cô gái Komako và Yoko, nhng ông đã quyết định đề cuốn tiểu thuyết dừng lại ở đó. Điều ấy, xét ra lại là một lẽ tất nhiên phù hợp với không khí câu chuyện và những con ngời có mặt trong ấy.

Shimamura, một tay chơi tài tử, đã để lại phía sau gia đình, vợ con và cuộc sống tấp nập ở Tokyo để tìm về với xứ tuyết. Ngay từ đầu, nhân vật của

một miền không gian khác biệt, thanh sạch, cất giữ vẻ đẹp và nổi buồn. Nhng, cho đến sau cùng của cuộc hành trình, Shimamura vẫn chẳng thể hiểu thêm điều gì về thế giới của hai ngời con gái xứ tuyết đã làm say đắm lòng chàng. Duy chỉ có cảm thức về sự mất mát, tan vỡ là hiển hiện rõ ràng, nhng lý do vì sao thì ngay nhân vật cũng mơ hồ không thể diễn tả nổi.

Xứ tuyết đánh dấu nghệ thuật miêu tả tâm lý phụ nữ tuyệt diệu của

Kawabata. Nhà nghiên cứu Donald Kane đã nhận xét rằng: “Nếu ông không viết thêm một tác phẩm nào khác, thì hình ảnh Komako sẽ vẫn mang lại cho ông danh tiếng của một chuyên gia tâm lý học về phụ nữ” [12, 1054]. Kawabata tự lý giải “Đặc biệt với những tình cảm quy cho Komako, cái mà tôi đã miêu tả thì không phải là gì khác ngoài nổi buồn của chính tôi. Tôi nghĩ chính điều này đã lôi cuốn độc giả”. Tình yêu cháy bỏng và vẻ đẹp quyến rũ của Komako, sự thanh khiết và sâu thẳm bí ẩn của Yoko là niềm mê hoặc không chỉ với Shimamura mà còn với cả nhân loại về phụ nữ Nhật Bản.

Xuất hiện năm 1951, Ngàn cánh hạc ngay lập tức đã nhận giải thởng của viện Hàn Lâm nghệ thuật Nhật Bản. Ngàn cánh hạc không đơn giản là một cuốn tiểu thuyết về tình yêu, đó là nỗi đau xót về một giá trị tinh thần cao quý của dân tộc đang rơi vào tha hoá và dung tục: Trà đạo. Mối tình truyền kiếp và vô luân của bà Ota với cha Kiriji và chính chàng là hình ảnh của sự suy vong dẫn đến niềm tuyệt vọng của nghi thức trà đạo thiêng liêng trong lối sống mới. Giữa sự rạn vỡ ấy, hình ảnh cô gái Inamusa và chiếc khăn thêu ngàn cánh hạc là điểm sáng lấp lánh mời gọi của cái đẹp thuần khiết Nhât Bản.

Cố đô ra đời năm 1961 đã hoàn thiện nốt cái chân kiềng vững chãi, làm

nên đỉnh cao chói lọi trong sự nghiệp Kawabata. Cố đô mang đến một không khí xa cũ và cổ điển của đền đài, núi non lễ hội truyền thống và vẻ đẹp trinh bạch của hoa, của tuyết. Cố đô còn làm sáng lên vẻ kiều diễm và thanh quý của Kimono Nhật. Cố đô là một niềm hoài vọng, một tình yêu mặn mà, sâu lắng với bản sắc văn hoá ngàn năm của quê hơng, xứ sở. Mang hơng vị của một tiểu

thuyết khảo cứu phong tục, Cố đô cũng đồng thời là một tiểu thuyết tâm lý sắc sảo khi xây dựng rất thành công số phận cuộc đời và tâm trạng của ngời con gái Chieko. Sự chia ly đã khởi nguồn từ khi Chieko cất tiếng khóc chào đời và kết thúc tác phẩm vẫn là cuộc chia tay trong im lặng với ngời em gái. Chính điều đó đã tạo nên nỗi u sầu cho vẻ đẹp toàn bích của xứ sở Kyoto - nơi lu giữ linh hồn Nhật Bản.

Kawabata từng nói: “Mời bốn năm trớc tôi đã phác thảo trong đầu tác phẩm có nhan đề Bài ca phơng đông, trong đó tôi muốn tạo nên những bài ca kiệt xuất của chính mình. Trong đó tôi sẽ hát, theo cách của mình, bằng hình ảnh của những tác phẩm kinh điển phơng đông. Có thể tôi sẽ chết trớc khi viết tác phẩm này, nhng tôi muốn ít nhất cũng đợc hiểu rằng tôi muốn viết nó. Tôi đã lĩnh hội đợc bớc đầu về văn học phơng Tây hiện đại và chính tôi cũng đã bắt chớc nó, nhng về cơ bản tôi vẫn là một ngời phơng Đông” (Chuyển dẫn [12, 1100]). Và dù cha thành hiện thực, âm hởng thuần tuý Nhật Bản và vẻ đẹp phơng Đông đã ngân lên ở rất nhiều sáng tác của Y.Kawabata mà đỉnh cao là ba khúc ca tuyệt mỹ: Xứ tuyết; Ngàn cánh hạc và Cố đô.

Chơng 2

Một thế giới biểu tợng phong phú, đa dạng trong tiểu thuyết Y.Kawabata

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w