6. Cấu trúc khóa luận
3.2.3. Biểu tợng với nghệ thuật kể chuyện của Y.Kawabata
Trong chuyên luận Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata khi tiếp cận sáng tác của Kawabata, tác giả Đào Thị Thu Hằng chủ yếu đi sâu làm rõ những đặc điểm của nghệ thuật kể chuyện. ở đây, chúng tôi cũng mợn cách hiểu về khái niệm nghệ thuật kể chuyện nh tác giả đã chỉ ra “nghệ thuật kể chuyện là những biện pháp, cách thức mà ngời kể chuyện sử dụng để dựng lên
câu chuyện” [10, 69]. Tuy nhiên, mục đích của nghiên cứu ở đây là nhằm chỉ ra vai trò của biểu tợng trong việc ảnh hởng hay chi phối đến nghệ thuật kể chuyện tiểu thuyết của Y.Kawabata. Cho nên, nó không cầu đến tính toàn diện của nghệ thuật kể chuyện tiểu thuyết nói chung mà chỉ ra điểm nổi bật do dấu ấn của biểu tợng mang lại.
Biểu tợng văn học, nh đã biết, một mặt chịu sự quy định của phong cách, cá tính sáng tạo nhà văn nhng mặt khác nó có đời sống nội tại của nó tơng đối độc lập và gợi cảm mãi mãi. Cho nên, xây dựng biểu tợng trong tiểu thuyết của mình, Kawabata đã rất khôn khéo khi lựa chọn ngôi kể thứ 3 vắng mặt. Miêu tả toàn bộ câu chuyện từ cái nhìn của một nhân vật vắng mặt, không tham gia trực tiếp trong tác phẩm, Kawabata đã đảm bảo một đời sống khách quan nhất để biểu tợng bộc lộ hết ý nghĩa biểu đạt của nó mà không bị giới hạn bởi ý muốn chủ quan nào. Từ Xứ tuyết, Cố đô tới Ngàn cánh hạc, ngời đọc không hề thấy sự hiện diện chân dung của ngòi kể chuyện. Tiểu thuyết Kawabata, do vậy, gợi sự tồn tại một thế giới biểu tợng chân thực, sinh động và giàu sức biểu cảm nhất. Biểu tợng với tiểu thuyết Kawabata có sự tiếp xúc trực tiếp cùng ngời đọc mà hầu nh không qua sự định hớng hay dẫn dắt của ngời kể chuyện mà ta thờng bắt gặp.
Chính sự lựa chọn ngôi kể này đã kéo theo điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Kawabata trở nên rất phóng túng. (Điểm nhìn trần thuật: “vị trí từ đó ngời trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm” [8, 113]). Về thời gian , điểm nhìn trần thuật có thể xuất phát từ hiện tại, về quá khứ rồi lại về hiện tại. Thậm chí còn có điểm nhìn đồng hiện thời gian. Chẳng hạn, xây dựng biểu tợng cuộc hành trình xứ tuyết, điểm nhìn trần thuật có sự biến đổi rất linh động. Câu chuyện bắt đầu từ lần đi thứ hai, rồi hồi tởng lại lần thứ nhất và kết thúc là lần thứ ba. Trong mỗi lần, hình ảnh của quá khứ và hiện tại đều đan xen chồng chéo trong tâm tởng của Shimamusa. Điểm nhìn ấy diễn tả sâu sắc sự phức tạp của con đờng tìm kiếm bản thân mình - một ý nghĩa biểu tợng cuộc hành trình
Về không gian, điểm nhìn ấy có sự dịch chuyển từ bên ngoài vào bên trong nhân vật và có sự trải rộng điểm nhìn trên nhiều bình diện. Với biểu tợng là nhân vật con ngời (ngòi con gái ), điểm nhìn trần thuật đi từ ngoại hiện đến thế giới tâm hồn. Có khi điểm nhìn ấy dịch chuyển từ khách quan bên ngoài đồng nhất với nội cảm nhân vật. Nhờ thế, nội tâm nhân vật đợc soi sáng. ý nghĩa biểu tợng do vậy đợc gợi dậy trong tính toàn vẹn. Khi miêu tả Chieko nh mọt biểu tợng về ngời con gái đẹp đầy trắc ẩn, đã có lúc điểm nhìn trần thuật nhập hẳn vào tâm trạng của nàng: “Nỗi xao xuyến tâm hồn mà nàng nếm trải sau lúc gặp cô gái kia trớc thánh điện bên kiệu thiêng, hóa ra còn sâu sắc hơn niềm xao xuyến của Naeko. Chí ít cô cũng biết rằng mình có ngời chị em sinh đôi, và cô tìm kiếm ngời hoặc chị, hoặc em ấy của mình. Còn Chieko thì đâu hình dung nổi một chuyện nh thế. Mọi sự xảy ra quá đột ngột và nàng còn cha kịp hiểu rõ mình, cha kịp cảm nhận niềm vui sớng bộc bạch mà Naeko nếm trải lúc tìm đợc ngời chị em” [12, 658 - 659].
Khi xây dựng cố đô nh một biểu tợng mang tính hợp thể từ nhiều chi tiết, yếu tố, điểm nhìn trần thuật có sự trải rộng trên nhiều bình diện. Nó di chuyển linh hoạt từ không gian của chùa chiền và lễ hội tới không gian của kimono, từ rừng hoa anh đào đến rặng thông xanh, từ hồ nớc đến núi non ôm ấp thành phố, từ trung tâm thành phố Kyoto đến ngôi làng trên Bắc Sơn... Tất cả góc độ ấy đều tạo nên một điểm nhìn đa chiều và toàn diện, gợi dậy một cố đô sinh động và mang nhiều ý nghĩa biểu tợng văn hóa. Nh vậy, biểu tợng có sự chi phối nhất định tới ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Y.Kawabata.
Biểu tợng là một phơng thức xây dựng nhân vật (nhân vật ở đây hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ con ngời) độc đáo của Kawabata. Hầu hết những nhân vật chính trong tiểu thuyết Kawabata đều là những biểu tợng: nhân vật hành trình Shimamura, nàng Komako, Yoko, cô gái ngàn cánh hạc, Fumiko, Chieko, Naeko. Từ việc xây dựng nhân vật thành biểu tợng của Kawabata, có thể nhận thấy một số đặc điểm thú vị. Thứ nhất, kiểu nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết Kawabata là “lữ khách” và “ngời đẹp” đồng thời trở thành hai dạng biểu tợng
đặc sắc nhất. Thứ hai, vì xây dựng nhân vật trở thành biểu tợng nên nhân vật của Kawabata vừa cụ thể, sinh động lại vừa nh một ý niệm; vừa rất cuộc đời nh- ng lại vừa mang tính tợng trng. Cho nên biểu tợng để lại dấu ấn đậm nét trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Kawabata.
Từ các phơng diện tổ chức ngôi kể, điểm nhìn trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Kawabata, chúng ta có thể khẳng định biểu t- ợng có sự chi phối nhất định tới nghệ thuật kể chuyện của Y.Kawabata.
3.2.4. Biểu tợng với tính chất mở của tiểu thuyết Kawabata
Tính chất mở ở đây đợc chúng tôi quan niệm trong mối tơng tác giữa kết
cấu tác phẩm và biểu tợng. Một mặt, việc tổ chức cấu trúc tác phẩm có ý nghĩa nhất định tới sự tồn tại của biểu tợng. Mặt khác, chính việc sử dụng phơng thức biểu tợng đã mở ra chân trời sáng tạo mới cho ngời đọc khi tiếp xúc văn bản.
Về phơng diện thứ nhất, tính chất mở thể hiện trên hai cấp độ: trong tổ chức cốt truyện và cấp độ thứ hai là toàn bộ tác phẩm nh một “kết cấu vẫy gọi”.
Theo cấp độ thứ nhất, kết thúc là “một trong những thành phần của cốt truyện, thờng tiếp theo ngay sau đỉnh điểm, đảm nhận chức năng thể hiện tình trạng cuối cùng của xung đột đợc miêu tả trong tác phẩm” [8, 157]. Kết thúc trong những tiểu thuyết Kawabata mà chúng tôi khảo sát đều là dạng kết thúc mở. Cách kết thúc ấy cũng thể hiện một ý nghĩa biểu tợng nào đấy trong chỉnh thể tác phẩm.
Tiểu thuyết Xứ tuyết kết lại trong cảnh Yoko bị chết cháy, Komako kêu gào nh điên rồ còn Shimamura “Anh bớc lên để đứng cho vững và khi anh ngã đầu về phía sau, dải Ngân Hà tuôn chảy lên anh trong cái thứ tiếng thét gầm dằn dữ” [12, 339]. Câu chuyện đã khép lại khi mà mối quan hệ giữa Komako - Yoko và con trai bà dạy nhạc vẫn còn là một ẩn số; khi Shimamura vẫn cha thể trả lời câu hỏi về tình yêu với Yoko và Komako; và khi cuộc hành trình kết thúc
Shimamura là một cảm giác trống rỗng, mất mát và tuyệt vọng. Kết thúc Xứ tuyết, cái đẹp của Yoko trở nên bất tử, vĩnh viễn; cái đẹp của Komako cũng trở
nên xa vời; chỉ còn lai Shimamura trong sự cô đơn và trống trải. Kết thúc ấy cũng là biểu tợng về cảm thức mất mát và cái chết trong tiểu thuyết Kawabata.
Ngàn cánh hạc cũng khép lại câu chuyện trong xu thế rời bỏ thực tại.
Chén trà Shino bị đập vỡ. Ngời con gái ngàn cánh hạc biến mất. Fumiko tuyệt vọng bỏ đi trong ám ảnh về cái chết. Chỉ còn lại Kikuji và ngời đàn bà nanh nọc Kurimoto: “Nh để nhổ vào mặt ngời đàn bà mà chàng coi nh kẻ thù tất cả cái nọc độc tích tụ lại, Kikuji bớc hối hả vào bóng mát của công viên” [12, 438]. Nh vậy, bản thân Kikuji cũng trong xu thế rời bỏ hay trốn chạy thực tại phàm tục, nhỏ nhen. Kết thúc ấy là biểu tợng cho sự đổ vỡ không thể níu kéo của nghi lễ trà đạo vốn thiêng liêng và cao quý. Xã hội hiện đại đã biến nó thành một lối sinh hoạt dung tục, những giá trị truyền thống đã phôi phai và suy tàn.
Kết thúc của Cố đô cũng nhẹ nhàng nh câu chuyện diễn ra trong tiểu thuyết song nó cũng để lại ấn tợng về một sự chia li: “Níu lấy cửa hàng rào, Chieko cứ mãi trông theo dáng hình cô gái đang xa dần. Naeko vẫn không nghoảnh lại. Những bông tuyết rơi xuống tóc Chieko và tức khắc tan ra. Thành phố vẫn còn đang ngủ” [12, 737]. Chieko và Naeko đã khởi đầu bằng sự xa cách và kết thúc trong cảnh chia li, nh số phận đã định. Kết thúc ấy cũng gợi sự liên tởng về sự nhạt màu của văn hóa cố đô với ngời dân thành phố Kyoto: “Kinh đô ngàn năm quá đỗi nhanh chóng hấp thụ chút gì đấy của phơng Tây” [12, 667].
Nếu kết thúc mở là phơng thức biểu đạt một ý nghĩa biểu tợng nào đó thì quan niệm mỗi tiểu thuyết nh một “kết cấu vẫy gọi” lại có một sự tơng hợp với đặc tính gợi mở của biểu tợng. Lí luận văn học hiện đại đã phát hiện ra tính chất mở của văn bản trong mối quan hệ giữa văn bản và ngời đọc. Theo đó, mỗi văn bản văn học chỉ là một “đề án mở”, từ đó ngời đọc tiếp tục triển khai theo suy nghĩ và cảm quan cá nhân mình. Văn bản có kết thúc cho câu chuyện nhng bản thân nó lại là một chỉnh thể đầy gợi mở đối với ngời đọc. Điều này đặt ra vấn đề
trình độ của ngời đọc khi tiếp nhận văn bản bởi văn bản có cấu trúc nội tại của nó. Mọi sự phát triển giá trị của văn bản đều phải dựa trên ngôn từ và ý nghĩa mà ngôn từ ấy biểu đạt chứ không thể là sự tùy tiện suy diễn. Về điểm này, tính chất kết cấu mở của văn bản văn học gần gũi với tính chất mở của biểu tợng. ý nghĩa đợc diễn đạt trong biểu tợng dù vợt lên ngoài cái biểu đạt song nó bao giờ cũng phải có nguồn cội với cái biểu đạt ấy. Và cảm nhận biểu tợng văn học cũng thể hiện trình độ nhận thức và cảm nhận thẩm mĩ của cá nhân ngời đọc. Nh vậy, bản thân văn học là một mảnh đất màu mỡ để “gieo trồng” biểu tợng.
Biểu tợng, đến lợt mình, phát huy tối đa đặc tính gợi mở, tạo nên khoảng trống tự do cho ngời đọc thỏa sức cảm nhận. Bản thân mẫu gốc biểu tợng khi tồn tại trong đời sống thực tiễn đã luôn là một cấu trúc không khép kín. Biểu t- ợng càng biểu cảm và chỉ có thể song hành cùng thời gian khi nó đạt tới tính “nhân loại”. Nghĩa là, nó khái quát đợc một quy luật của tâm lý hay xã hội nào đấy, nó động chạm đến những vấn đề “con ngời” nhất, nó không tính đến giới hạn màu da hay sắc tộc. Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu biểu tợng theo một “mẫu chung” có sẵn thì quả là sai lầm. Cảm nhận biểu tợng là công việc của cá nhân. Mỗi cá nhân vừa mang trong mình tính nhân loại, vừa thể hiện tính cá thể riêng biệt. Vả lại, ngay mỗi biểu tợng cũng luôn tràn đầy tính mơ hồ và đa nghĩa. Không có cái gọi là “giới hạn” hay “điểm dừng” của ý nghĩa biểu tợng. Đó là lý do vì sao một biểu tợng có thể ra đời từ thuở sơ khai của loài ngời nhng vẫn có thể tồn tại và phát triển đến hôm nay.
Biểu tợng, trong sự kỳ diệu của nó, chấp nhận những kiến giải từ sơ giản đến phức tạp. Vì vậy, nó là địa hạt không quy định lứa tuổi, trình độ nhận thức của ngời cảm nhận. Song, lẽ dĩ nhiên, cái “vốn” của ngời tiếp cận sẽ cho phép anh ta tiến đợc lâu hay mau trên hành trình giải mã biểu tợng. Cảm nhận biểu t- ợng giống nh một cuộc phiêu lu đầy mạo hiểm và bất ngờ. Có khi tởng chừng nh đã đến đợc rất gần chân lý thì lại nhận ra đó chỉ là ảo ảnh. Cái “hạt nhân” của biểu tợng, do vậy, thực sự là một thử thách lớn lao và không ngừng mời gọi,
Đi vào sáng tác văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung, biểu tợng cộng hởng với tính gợi cảm vốn có của hình tợng nghệ thuật tạo nên một phức độ biểu đạt ý nghĩa rộng mở. Tính chất mở của văn bản nghệ thuật, theo đó, đợc nhân lên bội phần. Nhng đồng thời, tính mơ hồ và khó hiểu của tác phẩm cũng gia tăng tơng ứng. Điều này lý giải tại sao ngay tại đất nớc Nhật Bản, sáng tác của Y.Kawabata vẫn luôn gây một niềm ngạc nhiên rất thú vị. Trong tác phẩm của mình, Kawabata đã lựa chọn biểu tợng nh một phơng thức đặc biệt để tổ chức cấu trúc hình tợng. Điều này không phải chỉ mang tính hiện tợng cá biệt, đơn lẻ. Ngợc lại, nó đợc sử dụng một cách có hệ thống, triển khai trên nhiều cấp độ, từ trong văn bản cụ thể đến loạt văn bản cùng thể loại và vợt lên giới hạn thể loại đạt đến tính quy luật trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Y.Kawabata. Nếu phong cách nghệ thuật đợc tạo thành từ sự lặp lại có tính quy luật của các yếu tố tổ chức văn bản, thì phơng thức biểu tợng có thể nói là một đặc điểm phong cách nổi bật của nhà văn Kawabata. Vì vậy, cùng với việc tạo ra sự khó lý giải với tác phẩm là khả năng nới rộng biên độ đến vô tận của ý nghĩa mỗi văn bản. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng, phơng thức biểu tợng không dẫn tác phẩm đến chỗ bí hiểm, đánh đố ngời đọc. Nó chỉ là sự mã hóa các giá trị biểu đạt một cách tinh tế và đầy hấp dẫn mà thôi. Ngời đọc tiếp xúc với biểu tợng văn học sẽ ở trong một trạng thái khó diễn tả: vừa cảm thấy có thể nắm bắt liền đó lại nh xa vời, có thể tởng tợng, hình dung đợc nhng không chạm tới đ- ợc. Cho nên, nó luôn có một sức lôi cuốn ngời đọc mãnh liệt và không ngừng. Chọn biểu tợng làm phơng thức cấu trúc hình tợng là một ứng xử thông minh của Y.Kawabata để mã hóa những sáng tạo nghệ thuật của mình, làm nên điểm độc đáo, không ngừng hấp dẫn ngời đọc. Xây dựng một thế giới biểu t- ợng phong phú và đa dạng, tiểu thuyết Kawabata thực sự là “kết cấu vẫy gọi” ngời đọc bất tận, vợt lên giới hạn của thời gian lịch sử và không gian văn hóa.
Kết luận
1. Để kết lại cho lời giới thiệu giải thởng Nobel năm 1968, tiến sĩ Anders - Sterling đã viết: “Tha ông Kawabata, lời tuyên dơng của viện Hàn lâm đã nhắc tới nghệ thuật tự sự bậc thầy của ông, bằng sự nhạy cảm lớn lao, đã biểu hiện tinh túy tâm hồn Nhật Bản” [12, 960]. Kawabata là một nhà văn thuần túy Nhật Bản và bằng tài năng xuất sắc của mình ông đã đa “tâm hồn” Nhật Bản đến với đông đảo bạn đọc trên khắp thế giới. Bởi thế, dù Kawabata đã rời xa cõi trần gần 40 năm, nhng nói nh nhà Đông phơng học N.T.Phedorenko: “Đối với nhà nghệ sĩ chân chính, chúng ta có quyền nói rằng cái bản thể của ông là bất tử, cũng bất tử nh những tác phẩm của ông, những tác phẩm đã ảnh hởng quyết định đến sự phát triển của văn học Nhật trong nhiều thập niên” [12, 1044].
2. Trong tiểu thuyết Y.Kawabata, có sự tồn tại của một thế giới biểu tợng phong phú và đa dạng. Biểu tợng trong sáng tác của Kawabata, một mặt, có nguồn gốc từ truyền thống, chịu ảnh hởng đậm nét của mĩ học Thiền; mặt