Sử dụng biểu tợng một thể hiện của sự kết hợp Đông Tây trong

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 95 - 99)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2.2. Sử dụng biểu tợng một thể hiện của sự kết hợp Đông Tây trong

chung” trong toàn bộ sáng tác của ông.

3.2.2. Sử dụng biểu tợng - một thể hiện của sự kết hợp Đông - Tây trong tiểuthuyết Y.Kawabata thuyết Y.Kawabata

Trong lời giới thiệu giải Nobel văn chơng năm 1968, tiến sĩ Anders - Sterling có viết: “Cùng với ngời đồng bào lớn tuổi hơn là Tanizaki nay đã quá cố, Kawabata đợc coi là ngời chịu ảnh hởng của chủ nghĩa hiện đại của phơng Tây, song đồng thời, với một lòng thủy chung còn lớn hơn thế, ông vẫn đứng vững trên nền văn chơng cổ điển Nhật Bản và do đó tiêu biểu cho một khuynh hớng rõ rệt nhằm nâng niu gìn giữ một phong cách dân tộc truyền thống thuần khiết” [12, 958].

Chịu ảnh hởng của trào lu hiện đại phơng Tây, Kawabata đã khẳng định “tính chất mới”: “Mắt chúng ta rực cháy khát khao đợc biết điều cha biết. Những lời chào hỏi qua lại của chúng ta biểu hiện nhiềm vui mừng ở chỗ hiện nay ta có thể tranh luận với nhau bất cứ điều gì là mới. Nếu một ngời nói “good morning !” và ngời kia trả lời “good morning !” thì thật buồn chán. Chúng ta đã hoàn toàn chán ngấy văn chơng vì nó không thay đổi nh mặt trời ngày hôm nay vẫn mọc chính xác ở hớng Đông nh ngày hôm qua” (Chuyển dẫn [12, 1091]). Nhng cũng chính Kawabata sau đó đã nhấn mạnh: “Bị lôi cuốn bởi những trào lu hiện đại phơng Tây đôi lúc tôi cũng thử lấy đó làm mẫu. Nhng về gốc rễ, tôi vẫn là ngời phơng Đông và không bao giờ từ bỏ con đờng ấy” (Chuyển dẫn [12, 291]).

Y.Kawabata là nhà văn Nhật Bản từ trong nguồn cội nhng ông không hề tỏ ra “bảo thủ” mà ngợc lại ông bày tỏ một tấm lòng thân thiện và rộng mở với những cái mới đợc xem là có giá trị. Đó là thái độ cầu thị đầy cẩn trọng và có chọn lọc. Trong sáng tác của Kawabata có thể nhận thấy sự kết hợp Đông - Tây rất tinh tế và tự nhiên mà việc xây dựng biểu tợng là một dấu hiệu thú vị. Với những biểu tợng đã tìm hiểu chúng ta đều có thể nhận thấy đặc điểm này.

Kiểu nhân vật hành trình trong sáng tác của Kawabata là một sự kết hợp Đông - Tây độc đáo. Dấu hiệu của phơng Đông đợc nhìn thấy rõ nét trong tính chất “lữ nhân” của nhân vật và ở quan niệm “duy mĩ” của “lữ nhân” đó. Trong văn học phơng Đông nói chung, đặc biệt là văn học trung đại chúng ta bắt gặp rất nhiều hình tợng một “ẩn sĩ” hoặc một tài tử văn nhân hay một thi sĩ phong lu du ngoạn thắng cảnh kiếm tìm cái đẹp thiên nhiên, con ngời và cuộc sống. Các nhà thơ đời Đờng Trung Quốc thờng có xu hớng đi sâu vào hiện thực hoặc du ngoạn thắng cảnh, thiên nhiên khắp miền. Lí Bạch là một trờng hợp tiêu biểu cho kiểu kẻ sĩ - nhà thơ “lãng du” thời ấy. Sinh thời M.Basho cũng tự nhận mình là lữ nhân giữa cõi phù thế. ẩn đằng sau những bài th haiku của Basho là hình tợng một con ngời đắm mình đi tìm cái đẹp. Vì vậy, tính chất một “lữ khách” trong biểu tợng nhân vật hành trình của Kawabata là một nét rất Đông phơng.

Thứ hai, tính chất “duy mĩ” là một trong những đặc trng của văn hóa Nhật. Nhật Bản đợc xem là một quốc gia duy mĩ. Trong cuốn “Thiên nhiên Nhật”, P.I.Smit đã nhận xét: “Cảm xúc về cái Đẹp, khuynh hớng chiêm ngỡng vẻ đẹp là đặc tính tiêu biểu cho mọi ngời Nhật - từ nông phu cho đến nhà quý tộc. Bất cứ một ngời nông dân Nhật Bản bình thờng nào cũng là một nhà mĩ học, một nghệ sĩ biết cảm thụ cái đẹp từ trong thiên nhiên... Nghệ thuật Nhật Bản nảy sinh chính từ lòng tôn thờ vẻ đẹp toát ra từ tổng thể hòa điệu của thế giới xung quanh ấy” (Chuyển dẫn [11, 294]). Ngời lữ khách trong tiểu thuyết Kawabata luôn có xu h- ớng kiếm tìm cái đẹp trong thiên nhiên, đặc biệt là trong dáng vẻ và tâm hồn ngời con gái. Cái đẹp là khao khát kiếm tìm bất tận của biểu tợng nhân vật hành trình trong sáng tác của Kawabata.

Tuy nhiên, ngay trong biểu tợng đậm nét cổ điển ấy ngời ta vẫn có thể tìm thấy những đặc điểm của chủ nghĩa hiện đại phơng Tây: tính bản ngã và nghệ thuật xây dựng biểu tợng theo kiểu lặp lại. Cuộc hành trình lên Xứ tuyết của Shimamura thực chất là cuộc hành trình đi tìm lại cái tôi của nhân vật:

mình. Điều anh thích thú hồi ấy là đi một mình đến vùng núi. Một mình thôi” [12, 230]. Kiểu nhân vật hành trình kiếm tìm bản thể là kiểu nhân vật phổ biến trong văn học phơng Tây hiện đại. Nó thể hiện một trạng thái cô đơn, hoang mang đến tuyệt vọng của con ngời giữa lối sống tiện nghi và đồ vật hóa. Nhân vật của Kawabata, sống trong một xã hội đang Tây hóa từng giờ, ốn ã và xô bồ, luôn có tâm thức đi tìm lại những giá trị của bản thể. Vì vậy, dù là “lữ khách đi tìm cái đẹp” nhng nhân vật hành trình của Kawabata mang tâm thế hoàn toàn khác kiểu “lữ nhân” trong văn học truyền thống. Lữ khách trong tiểu thuyết Kawabata bao giờ cũng cô đơn và luôn trong trạng thái lỡng phân tình cảm giữa hiện đại và truyền thống. Trong khi đó, “lữ nhân” cổ điển luôn có một phong thái bằng an và kiêu bạc. Cái cô đơn của họ không phải là cô đơn với chính bản thân mình, cô đơn đến xa lạ với bản ngã nh ngời lữ khách hiện đại. Cái cô đơn ấy không dẫn đến tuyệt vọng. Nhân vật hành trình của Kawabata luôn cô đơn đến trống rỗng và ám ảnh sự mất mát, chia ly.

Một biểu hiện khác của sự ảnh hởng văn học phơng Tây trong xây dựng biểu tợng của Kawabata là thủ pháp lặp lại hình tợng nhân vật trên cấp độ liên văn bản. Thủ pháp tái xuất nhân vật đã quá nổi tiếng trong văn học phơng Tây và thế giới với bộ Tấn trò đời của H. Banzăc. Thủ pháp ấy đã khiến cho mỗi thiên tiểu thuyết sẽ chỉ là một chơng trong Tấn trò đời và toàn bộ Tấn trò đời càng gợi thêm cảm giác về “một thế giới hoàn chỉnh”. Chẳng hạn nhân vật Đơ Ratinhăc đã trở đi trở lại từ Lão Gôriô qua ảo mộng tiêu tan, Bảo trợ tài sản, Ngân hàng Nuyxanhgiăng tới Đại biểu thành Axei. Trong sáng tác của

Kawabata không có kiểu tái xuất cùng một nhân vật cụ thể nh Tấn trò đời nhng lại có sự lặp lại của cùng một dạng thức nhân vật trong nhiều tác phẩm tạo thành một biểu tợng có tính liên văn bản. Biểu tợng nhân vật hành trình đã xuất hiện từ truyện ngắn đầu tay Vũ nữ Izu, cho đến hàng loạt tiểu thuyết của Kawabata nh Xứ tuyết, Cố đô, Ngời đẹp say ngủ, Tiếng rền của núi...

Nh vậy, có thể thấy biểu tợng cuộc hành trình là một biểu hiện của sự kết hợp Đông - Tây trong tiểu thuyết Kawabata. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng biểu tợng ngời con gái trong tiểu thuyết Kawabata cũng có sự kết hợp này. Trong những nhân vật nữ mà Kawabata miêu tả, Yoko và ngời con gái với chiếc khăn ngàn cánh hạc là hai nhân vật có sự gặp gỡ. Vẻ đẹp của họ chỉ xuất hiện thấp thoáng trong tác phẩm nhng gây một ấn tợng sâu đậm với nhân vật nam chính. Lối miêu tả đó gần gũi với bút pháp điểm xuyến, chấm phá trong văn học trung đại phơng Đông. Nó cũng bắt gặp sự đồng điệu với quan niệm “chân không” trong mĩ học Thiền. Nhng điều đặc biệt là vẻ đẹp thấp thoáng ấy lại đợc tái hiện trong trí nhớ của nhân vật nam chính một cách đầy ám ảnh. Shimamura chỉ trực tiếp gặp Yoko 6 lần: lần đầu tiên ở ga tàu khi vừa đến xứ Tuyết, một lần ở phòng Komako, hai lần ở phòng Shimamura, một lần khi Shimamura trở về Tokyo và một lần ở nghĩa địa nhng giọng nói tuyệt đẹp của nàng vang lên trong tâm tởng Shimamura 15 lần, gơng mặt thánh thiện gợi về trong trí nhớ tới 9 lần và ánh mắt nh ánh lửa xoáy sâu vào tâm trí chàng đợc nhắc lại tới 10 lần. Cũng nh vậy ngời con gái có chiếc khăn ngàn cánh hạc chỉ gặp Kikuji 2 lần: một tại buổi trà đạo của Chikako và một tại nhà Kikuji song vẻ rực rỡ và ngời sáng ấm áp của nàng đã ám ảnh Kikuji và trở đi trở lại trong tâm tởng chàng tới mức chàng chẳng cần quan tâm cô tên gì, mà chỉ gọi là “cô gái ngàn cánh hạc”. Điều này lại là điểm gặp gỡ tơng đồng với thủ pháp dòng ý thức của chủ nghĩa hiện đại phơng Tây. “Dòng ý thức” là một trong những khuynh hớng văn học tiêu biểu của phơng Tây thế kỷ XX, chủ yếu hớng tới tái hiện đời sống nội tâm, cảm xúc và liên tởng tự do của con ngời. Tất nhiên, việc tái hiện trong tâm tởng nhân vật của Kawabata một ấn tợng sâu đậm chỉ là sự gặp gỡ với một kiểu biểu hiện của thủ pháp dòng ý thức. Nhng dẫu sao đó cũng là dấu hiệu cho thấy sự kết hợp một cách tinh tế tính chất Đông - Tây trong tiểu thuyết của Kawabata. Nó gợi đến một khả năng hòa hợp giữa truyền thống ph- ơng Đông cổ kính và văn hóa hiện đại phơng Tây.

Sự kết hợp Đông - Tây trong tiểu thuyết Kawabata còn đợc gợi lên từ ý nghĩa cái đẹp trong biểu tợng ngời con gái ở cặp đôi Komako - Yoko; cô gái ngàn cánh hạc - Fumiki và biểu tợng kimono. Yoko và cô gái ngàn cánh hạc là hiện thân của vẻ đẹp thuần túy Nhật Bản trong khi Komako mang dáng dấp nồng nàn nhục cảm của phơng Tây và Fumiko là vẻ đẹp đầy u buồn và tuyệt vọng của thân phận con ngời hiện đại hụt hẫng, cô đơn trớc sự suy vi của truyền thống. Song, Kawabata đã trân trọng, nâng niu từng nét đẹp nh giữ gìn những giá trị vĩnh cửu của cuộc đời. Cái đẹp trong con mắt Kawabata không có ranh giới, không kì thị, dĩ nhiên là vẫn tồn tại trong những vẻ riêng biệt mang màu sắc văn hóa mỗi phơng. Biểu tợng kimono trong Cố đô cũng mang một vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Ban đầu khi nhìn thấy mẫu vẽ lộng lẫy, rực rỡ, tân kỳ trên mẫu thắt lng mà Takichiro đa cho, Hideo hết sức sửng sốt và chàng ái ngại về điều gì bất ổn. Song sau đó, chính chàng đã dệt chiếc thắt lng theo mẫu vẽ tân kỳ ấy và khi Chieko khoác lên kimono thì lập tức “toàn bộ vẻ duyên dáng của nàng hiện ra rực rỡ khác thờng” [12, 647]. Đó là vẻ đẹp chiếc thắt lng dành cho kimono theo phong cách Tây phơng hiện đại. Nhng từ nguồn cội, kimono vẫn là hình ảnh của vẻ đẹp cổ điển Nhật Bản: kín đáo, duyên dáng và sang trọng. Chính việc miêu tả vẻ đẹp các họa tiết táo bạo mang dáng dấp Tây phơng trong một trang phục truyền thống lâu đời là biểu hiện sâu sắc của kết hợp Đông - Tây trong cảm quan thẩm mĩ Kawabata.

Biểu tợng, từ một phơng diện có thể nói là một biểu hiện của sự kết hợp Đông - Tây trong phong cách tiểu thuyết Y.Kawabata.

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w