Sử dụng phép lặp mang ý nghĩa biểu tợng cho chi tiết

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 86 - 91)

6. Cấu trúc khóa luận

3.1.2.Sử dụng phép lặp mang ý nghĩa biểu tợng cho chi tiết

Trong Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử có viết: “các nguyên tắc thi pháp thể hiện qua các yếu tố lặp lại và không lặp lại. Không tìm thấy tính độc đáo sáng tạo thì không thấy tính nghệ thuật, mà không thấy tính lặp lại trên nhiều cấp độ và trong một hay nhiều văn bản thì không thấy các quy tắc tổ chức

bút còn non trẻ. Nhng sự lặp lại trong tính vừa ổn định vừa phát triển của nó là một dụng công nghệ thuật, một dấu hiệu quan trọng để nhận diện một nét phong cách của nhà văn. Khi xây dựng biểu tợng trong tiểu thuyết của mình, Kawabata chủ yếu sử dụng phép lặp với chi tiết trên hai cấp độ cơ bản: trong một văn bản và xuyên suốt nhiều văn bản. Điều này một mặt tạo ra tính hệ thống và mạch ngầm liên văn bản trong tiểu thuyết Kawabata mặt khác làm nên những nét thẩm mĩ riêng cho mỗi tác phẩm.

Sự lặp lại một biểu tợng trong một tiểu thuyết là điều dễ nhận thấy ở lối viết của Kawabata. Tuy nhiên, ở cấp độ trong một văn bản và với cùng một biểu tợng thì sự lặp lại cũng biểu hiện dới hai dạng chính: lặp lại nguyên gốc và lặp lại biến thể. Chẳng hạn khi xây dựng hình ảnh một xứ sở ngập tràn trong sắc trắng tinh khôi và không khí trong trẻo của tuyết, tác giả đã để chi tiết này lặp lại trong tác phẩm đến 118 lần. Cũng nh vậy để nhấn mạnh vẻ đẹp thiên thần, lý tởng nhng xa xăm của Yoko, Kawabata đã điệp khúc giọng nói ấm áp, trầm buồn và sâu thẳm của nàng tới 15 lần; miêu tả con mắt cháy lửa tới 10 lần và g- ơng mặt đầy lạ lùng xa cách tới 9 lần. Đó là sự lặp lại một chi tiết nhằm gây một ấn tợng sâu đậm về một hình ảnh hoặc biểu thị một ám ảnh dai dẳng nào đó trong tâm thức nhân vật.

Sự lặp lại một biểu tợng dới nhiều biến thể vừa gieo một dấu ấn tơng đồng, cùng một ý nghĩa lại vừa gợi ra sự sinh động, phong phú của đời sống biểu tợng. Chiếc chén Shino là một ví dụ. Nó là biểu tợng tồn tại dới bốn biến thể nữa là chén Oirbe, bình Shino, cặp chén Raku và chiếc chén Karatsu. Tất cả đều biểu trng cho vẻ đẹp trà đạo trong cảm thức suy tàn nhng mỗi đồ vật với mỗi lịch sử riêng, nét đẹp riêng, số phận riêng đã tạo nên một sức hấp dẫn vô cùng với ngời đọc. Hay nh đã nói, Cố đô thực ra là một biểu tợng mang tính hợp thể của nhiều chi tiết mà chi tiết nào cũng đặc sắc và đầy tiếng nói văn hóa: từ hoa anh đào, kimono đến chùa chiền, lễ hội, phố cổ... Kawabata xây dựng biểu tợng Cố đô nh một tham vọng lu giữ tất cả những biểu hiện tinh túy của tâm

hồn Nhật Bản. Bản thân điều ấy cũng đã khiến Cố đô trở thành một biểu tợng đa nghĩa.

Nhng nh đã biết, bản chất của biểu tợng là tồn tại trong những cặp phạm trù đối lập: vừa cụ thể vừa khái quát, vừa ổn định vừa gợi mở, cho nên ngay cả sự lặp lại một biểu tợng dới dạng nguyên gốc trong một văn bản thì cũng không phải là sự sao chép vô hồn. Mỗi lần xuất hiện dù lớp vỏ biểu đạt không thay đổi nhng ý nghĩa biểu đạt của nó có thêm sắc thái mới. Ví nh sự lặp lại của biểu t- ợng dải Ngân Hà trong Xứ tuyết. Ngân Hà, trong mẫu gốc biểu tợng văn hóa thế giới, với các bộ lạc thổ dân Bắc Mỹ là con đờng các vong hồn trở về thế giới bên kia. Có nhiều truyền thuyết về Ngân Hà nhng đều đợc coi là nơi đi qua, có nguồn gốc thần thánh, nối liền thế giới thánh thần với hạ giới. Ngân Hà cũng là đờng ranh giới giữa thế giới chuyển động và cõi vĩnh hằng bất động. Xuất hiện trong Xứ tuyết tới 7 lần, dải Ngân Hà là một biểu tợng gây nhiều ám ảnh.

Chi tiết dải Ngân Hà xuất hiện khi tác phẩm đã đi vào hồi kết, có vẻ là sự phù hợp với ý nghĩa mẫu gốc của nó. Và quả tình, dải Ngân Hà trong Xứ tuyết là một biểu tợng của sự mất mát, nhng mỗi lần có mặt chi tiết ấy lại biểu thị một sắc thái mới mẻ. Lần thứ nhất, dải Ngân Hà đợc Komako và Shimamura bắt gặp gần nh đồng thời với đám cháy. Đó là một vẻ đẹp vừa lộng lẫy vừa gợi lên cái sức mạnh mênh mông của vũ trụ: “Ngay trên đầu anh, dải Ngân Hà nghiêng cái vòng cung xuống, ôm lấy trái đất tối đêm trong cái xiết thanh sạch, vô cảm, không giải thích nổi. Hình ảnh trong sạch và gần gũi của niềm khoái lạc dữ dằn... cái dải băng vô cùng vô tận đó, cái mạng che hết sức mong manh đó, dệt ra từ trong vô cùng, khiến Shimamura nhìn không rời mắt” [12, 332]. Dải Ngân Hà tuyệt đẹp và mênh mông xuất hiện cùng đám cháy là dự báo cho một cái đẹp mong manh sắp qua đời.

Chạy theo Komako đến gần đám cháy, Shimamura lại nhìn thấy dải Ngân Hà nhng lần này chàng đã nhận ra sự phôi pha của nguồn ánh sáng ấy: “Có thể nào lại ảm đạm đi, cái vầng sáng kỳ diệu vắt ngang trời ấy” và “cái ánh sáng

phía sau đó lại hiện rõ một sắc mặt đầy nữ tính” [12, 334]. Dải Ngân Hà để lại trong Shimamura một cảm xúc khó tả, một sự rung động mãnh liệt: “Nh một bình minh vô tận, dải Ngân Hà dâng sáng ngập ngời anh, trớc khi mất tăm trong cõi vô biên tận cùng của vũ trụ. Và cái giá lạnh trong ngần lớt trên anh nh một cơn rùng mình, một đợt sóng khoái cảm, khiến anh kinh ngạc sững sờ” [12, 334]. Và khi Komako vùng chạy tới đám cháy, bỏ lại Shimamura một mình, chàng bỗng thấy “tấm voan phủ lộng lẫy của dải Ngân Hà bị xé toạc bởi sự gập ghềnh của những ngọn núi cao. Và cũng từ cái tấm voan ấy anh lại thấy những vẻ sáng lấp lánh trên cao vòi vọi, bỏ lại những ngọn núi với dáng nặng nề của nó” [12, 335]. Dải Ngân Hà lần này đã mang ý nghĩa của một niềm mất mát. Đó là cảm giác rạn nứt trong cõi lòng Shimamura do Komako mang lại, dù nó cha rõ ràng.

Khi đám lửa đã bùng lên dữ dội thì Shimamura lại nhìn lên giữa lòng dải Ngân Hà và chàng vẫn bắt gặp cái ánh sáng “lấp lánh và sâu thẳm, rực rỡ và lộng lẫy hơn, vòng cung sang tận phía kia, nơi mà cá giọt nớc từ các tia vòi rồng sáng loáng lên, khi chúng trật mục tiêu và tan biến vào khoảng không vũ trụ” [12, 337]. Đó là sự qua đời, sự đi vào cõi vĩnh hằng của cái đẹp. Ngay lập tức Shimamura cảm thấy sự xa cách sắp tới và chàng nh muốn cỡng lại sự chia ly ấy. Nhng chính chàng cũng đã nhận ra sự bất lực trong khao khát níu kéo. Yoko đã rời xa thế giới, vừa bi thảm vừa nhẹ nhàng, vừa ám ảnh vừa nh một lẽ tự nhiên, ẩn trong dải Ngân Hà gợi một niềm mĩ cảm tuyệt vọng.

Dải Ngân Hà đã khép lại Xứ tuyết trong một nỗi niềm mất mát và trống rỗng đến sâu thẳm: “Anh bớc lên để đứng cho vững và khi anh ngã đầu về phía sau, dải Ngân Hà tuôn chảy lên anh trong cái thứ tiếng thét gầm dằn dữ” [12, 339]. Cái đẹp đã tan biến vào vũ trụ, và ngay cả sự nồng nàn đầy nhục cảm mà Komako mang lại cũng đã rời xa Shimamura. Trong chàng chỉ còn vọng lên tiếng gào thét của một niềm trống trải vô biên.

Nh vậy, dù lặp lại nguyên dạng biểu đạt nhng “dải Ngân Hà” vẫn gợi ra nhiều sắc thái biểu cảm sinh động. Điều này vừa là một đặc tính của biểu tợng vừa chứng tỏ tài năng của một cây bút bậc thầy.

Bên cạnh việc khai thác giá trị của phép lặp chi tiết trong cấp độ một tác phẩm, Kawabata còn triển khai nó trong cái nhìn liên văn bản, tạo thành một xâu chuỗi biểu tợng đồng đẳng nhng đều thể hiện một nét đặc trng trong nhãn quan của ngòi nghệ sĩ. Khảo sát bộ ba tiểu thuyết đạt giải Nobel, chúng tôi nhận thấy những biểu tợng sau đây có sự lặp lại đầy dụng ý nghệ thuật: biểu t- ợng cuộc hành trình (hành trình lên xứ tuyết của Shimamura, hành trình tìm về truyền thống qua cuộc du xuân của gia đình Chieko, thậm chí xu hớng rời bỏ trà đạo cũng là một hành trình của Kikuji); biểu tợng cái chết (Yoko, bố mẹ Kikuji, bà Ota, và sự mơ hồ ra đi của Fumiko); biểu tợng thiên nhiên (Xứ tuyết, Cố đô) và biểu tợng ngời con gái (Komako, Yoko, cô gái với chiếc khăn ngàn cánh hạc, Fumiko, Chieko va Naeko). Nhìn vào hệ thống các biểu tợng ấy có thể nhận thấy mấy điểm sau đây:

Thứ nhất, tiểu thuyết của Kawabata luôn có xu hớng tìm về với truyền thống trong một cảm thức mất mát và suy tàn.

Thứ hai, cái chết là một ám ảnh ghê gớm với Kawabata , tiểu thuyết của ông luôn mang màu sắc buồn bã của sự chia ly và niềm tuyệt vọng.

Thứ ba, cái đẹp với Kawabata là vũ trụ vĩnh hằng và Nữ tính vĩnh cửu. Vũ trụ là thiên nhiên hoang sơ, tuyệt mĩ và nữ tính vĩnh cửu là ở ngời con gái. Nhng đó bao giờ cũng là cái đẹp mong manh và không thể sở hữu. Cái đẹp nh một ớc vọng không cùng.

Thứ t, tất cả những biểu tợng trong tiểu thuyết Kawabata đều gặp nhau ở sự biểu đạt tâm hồn Nhật Bản: tôn thờ cái Đẹp, hòa hợp t ơng giao giữa con ngời - tự nhiên và phát triển trong trạng thái đầy mâu thuẫn trái ngợc.

tính lặp ở đây nh một phơng thức tổ chức cấu trúc chặt chẽ của tác phẩm để tránh hiện tợng hiểu sai ý nghĩa biểu tợng của chi tiết ấy.

Sự lặp lại chi tiết khi xây dựng biểu tợng của Kawabata còn vợt lên trên giới hạn thể loại, tạo nên một sự phức hợp nhiều ý nghĩa của một biểu tợng trong toàn bộ sáng tác của nhà văn. Chẳng hạn biểu tợng cuộc hành trình đã xuất hiện ngay trong truyện ngắn đầu tiên của Kawabata: Vũ nữ Izu, tái xuất trong hàng loạt truyện trong lòng bàn tay nh Địa tang vơng Bồ Tát Oshin, Hiện

hữu thần linh, Lời nguyện cầu của xử nữ, Đôi mắt của mẹ, Trang điểm... cho

đến những tiểu thuyết cuối cùng của ông: Ngời đẹp say ngủ, Tiếng rền của núi,

Đẹp và buồn. Biểu tợng ấy nói lên đầy đủ nhất phong cách “lữ khách u sầu đi

tìm cái đẹp” của nhà văn. Hoặc nh biểu tợng nữ tính (ngời con gái) cũng là một biểu tợng đặc sắc của Kawabata. Thậm chí ông còn có hẳn một truyện trong lòng bàn tay lấy tên là Tính nữ (Hoàng Long dịch). Cặp đôi “lữ khách” và “ngời đẹp” vì thế lại tạo nên cặp biểu tợng độc đáo trong thế giới nghệ thuật Y.Kawabata.

Tóm lại, có thể thấy phép lặp (trong ý nghĩa vừa ổn định vừa phát triển của nó) là một thủ pháp nghệ thuật đắc dụng trong việc xây dựng ý nghĩa biểu t- ợng của Y.Kawabata. Lẽ dĩ nhiên, đó không phải là thủ pháp do Kawabata sáng tạo ra song ông đã khai thác triệt để tính u việt của nó để thể hiện một thế giới biểu tợng sinh động trong sáng tác của mình.

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 86 - 91)