Cuộc hành trình về Xứ tuyết

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 56 - 65)

6. Cấu trúc khóa luận

2.3.1. Cuộc hành trình về Xứ tuyết

Từ điển biểu tợng văn hoá thế giới giải thích khá nhiều về ý nghĩa của

Những ý nghĩa biểu trng của hành trình, du hành đặc biệt phong phú, nh- ng tựu trung đó là sự tìm chân lý, hoà bình, bất tử, là kiếm tìm và phát hiện một trung tâm tinh thần.

Văn học thế giới cho chúng ta nhiều thí dụ về những cuộc du hành, tuy chúng không có tầm quan trọng của các biểu tợng truyền thống, song vẫn đợc cho là có ý nghĩa ở những mức độ khác nhau - cho dù chúng chỉ có tính trào phúng hoặc giáo huấn - nhng vẫn là những cuộc đi tìm chân lý. Ngời ta dẫn ra

Pantagruel của Rabelais, Các cuộc du hành của Gulliver của Swift, cũng nh

nhiều tác phẩm của văn học Nhật Bản, nh Utsubo - monogatari hoặc Wasôbyôe.

Những cuộc hành trình biểu đạt một ớc muốn sâu sắc về những chuyển biến nội tâm, một nhu cầu về những trải nghiệm mới, hơn là một sự di chuyển cục bộ. Theo Jung, chúng chứng tỏ một tâm trạng không thoả mãn, thúc đẩy ng- ời ta mu tìm và phát hiện những chân trời mới.

Qua tất cả các nền văn học, những cuộc du hành nh vậy tợng trng cho cuộc phiêu lu và cuộc kiếm tìm, dù là tìm một kho tàng hay là một tri thức đơn giản, cụ thể hoặc tinh thần. Nhng thực ra cuộc tìm kiếm này chỉ là một cuộc đi tìm, và phần nhiều là một cuộc chạy trốn bản thân. Baudelaire nói: “Những du khách đích thực là những ai chỉ đi để mà đi”. Không lúc nào thoả mãn, họ mơ t- ởng cái cha biết ít nhiều không với tới đợc. Nhng bao giờ họ cũng chỉ tìm thấy cái họ muốn chạy trốn: bản thân mình.

Một nhận chân cay đắng, mà ta rút ra từ mọi cuộc du hành

Thế gian, đơn điệu và nhỏ bé hôm nay,

Hôm qua, ngày mai, mãi mãi cho thấy hình ảnh của ta Một ốc đảo ghê rợn giữa một sa mạc buồn chán!

Theo ý nghĩa ấy, du hành trở thành dấu hiệu và biểu tợng của sự luôn luôn từ chối bản thân, và cần kết luận rằng cuộc du hành duy nhất có giá trị là cuộc du hành của con ngời bên trong bản thân mình.

Kawabata mất đến 13 năm để hoàn thành Xứ tuyết. Chừng ấy thời gian để viết xong một cuộc hành trình: cuộc hành trình về với Xứ tuyết của chàng lãng tử Shimamura. Đó là cuộc hành trình có thực mà cũng có thể chỉ là cuộc hành trình trong tâm tởng. Sự nhập nhằng ấy lại là nguyên do tạo nên tính biểu tợng thú vị của một chuyến đi chăng?

“Qua một đờng hầm dài giữa hai vùng đất và thế là đã tới Xứ tuyết. Chân trời trắng mờ dới bóng đêm. Đoàn tàu chạy chậm dần rồi dừng lại ở một ga xép” [12, 221]. Đây là đoạn văn mở đầu cho thiên tiểu thuyết. Và, nh nhiều nhà nghiên cứu nhận xét đó là đoạn văn nổi tiếng của bất kì tác phẩm văn học hiện đại Nhật Bản nào. “Qua một đờng hầm dài” có nghĩa là Shimamura đang đi vào một thế giới khác, bỏ lại sau lng những ràng buộc của một Tokyo phồn hoa, hào nhoáng và xô bồ. Đờng hầm dài ấy có ý nghĩa biểu tợng nh một hàng rào, một giải phân cách ngăn chia hai thế giới: một thế giới trong trẻo của xa cũ và một thế giới ồn ã của văn minh công nghiệp. Nhân vật Shimamura ngay từ đầu đã nằm trong ý thức rời bỏ thế giới hiện hữu để tìm về một cái gì tinh khiết trong mơ hồ - một không khí sạch sẽ hơn cái cuộc sống mà anh ta đang trải qua dù nó có đầy đủ gia đình, vợ con, công việc. Cái ga xép nằm chìm dới chân trời trắng mờ của bóng đêm gợi cho ngời đọc một cảm giác gì nguyên sơ và xa cũ, giống nh một xứ sở đã bị đánh rơi trong quên lãng từ lâu. Nó khiến ta bỗng nhiên nghĩ tới một Oku tuyệt mỹ chìm trong sâu thẳm, hay xa hơn, một phố huyện tỉnh lẻ u buồn vào chiều tà trong văn Thạch Lam.

Đó không phải là lần duy nhất “đờng hầm dài” xuất hiện trong câu chuyện. Khi Shimamura rời Xứ tuyết lần thứ hai, lần này là rời Xứ tuyết thì hình ảnh ấy lại có mặt: “Đoàn tàu leo lên sờn phía bắc của dãy núi rồi chui vào đờng hầm dài. Khi nó chui ra, ánh sáng mờ nhạt của buổi chiều đông nh đã bị nhốt

ờng hầm bộ áo lóng lánh của sơng giá tuyết băng. Tàu chạy xuống một thung lũng, ở đây, những khoảng tối hơi nhuốm màu hoàng hôn đã ngập đầy những vực thẳm xen giữ các ngọn núi cao chồng đống lên nhau. Sờn núi phía bên này vẫn còn cha có dấu vết của tuyết” [12, 278]. Kawabata đã dựng lên hai khung cảnh hoàn toàn đối lập. Bớc ra khỏi Xứ tuyết là trút bỏ “bộ áo lóng lánh của s- ơng giá tuyết băng”. Xứ tuyết nh một giấc mơ, một ảo ảnh, một hạnh phúc và cái đẹp trong h vô, mơ hồ. Xứ tuyết, đúng là một xứ sở hoàn toàn biệt lập, “một cõi đi về”. Chi tiết “đờng hầm dài” láy lại nh một khúc âm tiễn biệt, nó còn vẳng lại trong ta niềm nuối tiếc về một quá vãng vừa trôi qua trớc mắt, một niềm hoài vọng cha kịp định hình. Cuộc hành trình của Shimamura từ chi tiết nhỏ ấy cũng đã giàu sức biểu trng cho một dòng phân ly trong tâm trạng muốn rời xa thực tại.

“Đờng hầm dài” đã khu biệt Xứ tuyết trong một bầu khí quyển nguyên sơ, thanh sạch. Hình ảnh tuyết xuất hiện trong tác phẩm tới 118 lần. Tất cả con ngời, cảnh vật nơi đây đều chìm trong vũ điệu của tuyết. Tuyết, trong tâm thức của ngời Nhật là biểu tợng của sự trong trắng và tinh khiết. Tuyết, trong tiểu thuyết của Kawabata là cái nền thanh khiết nhất, trong trẻo nhất, vẹn nguyên nhất để làm nổi bật cái đẹp. Đó là vẻ đẹp hoà quyện trong một giọng nói: “giọng của nàng sao mà tuyệt diệu thế, nó vang cao và rung lên lớt nh một tiếng vọng trên tuyết và trong màn đêm; nó có một vẻ quyến rũ cảm động đến nỗi làm cho trái tim ngời ta man mác buồn” [12, 222]. Đó là cái đẹp thăng hoa trên gơng mặt ngời thiếu nữ: “Shimamura đa mặt nhìn về phía cô, nhng bằng một cử chỉ đột ngột, anh lại đặt đầu xuống gối: cái màu trắng ở tít sâu trong gơng, đó là màu tuyết, ở giữa đó rực lên màu đỏ của đôi má ngời đàn bà trẻ. Vẻ đẹp của sự tơng phản ấy cực kỳ trong sạch, nó vô cùng dữ dội vì nó sắc nhọn và sống động” [12, 252]. Chi tiết ấy đợc nhắc lại trong cuốn truyện không dới ba lần.

Nhng tuyết còn là một vẻ đẹp tự nhiên phát tiết ra ngoài. Tuyết cũng là một biểu tợng của cái đẹp trinh nguyên vĩnh hằng của tạo hoá. Trong mỹ cảm của văn hoá Nhật Bản, tuyết là một trong ba biểu tợng của cái đẹp tự nhiên bất

biến: trăng, hoa , tuyết. Tìm về với Xứ tuyết - nh một nguồn cội nảy sinh ra cái đẹp, Shimamura đã phát hiện ra những điều kỳ diệu của tự nhiên bằng đôi mắt rất tinh tế “xa xa, trên các ngọn núi, tuyết trông nh một lớp kem mềm mại đợc bao phủ một làn khói nhẹ” [12, 265]. “Cửa sổ khuôn vào màu bầu trời xám quánh những búi tuyết rơi thẳng xuống nh những đoá hoa đơn trắng trong sự yên tĩnh hài hoà và êm đềm, có chút gì siêu nhiên” [12, 321]. “núi non vừa lúc trớc có vẻ nh bị đẩy dần xa bởi sắc màu ảm đạm của mùa thu, đã sống động và ngời sáng lên trong tuyết” [12, 321]

Xứ tuyết hay bản thân cái màu trắng tinh khôi và cái hơi lạnh của tuyết đã l- u giữ sự yên tĩnh và trầm sâu của cảnh vật. Để rồi về với Xứ tuyết, Shimamura đã có những cảm giác tuyệt vời: “Trong màu trắng của tuyết, phần lùi sâu của các cửa ra vào hình nh càng sâu hơn một cách lặng lẽ. Tất cả đều đắm chìm vào sự câm lặng của đất” [12, 227] và “chỉ riêng nghĩ đến sợi gai trắng, trải dài trên tuyết, hoà với tuyết đỏ hồng dới ánh mặt trời mọc, Shimamura đã có cảm giác đợc thanh lọc mạnh mẽ đến nhờng nào” [12, 323]. Tìm về với Xứ tuyết là tìm về với cái đẹp, sự thanh sạch và tĩnh lặng tột độ. Cuộc hành trình của Shimamura trớc hết mang ý nghĩa biểu tợng của sự tìm kiếm cái đẹp trong nguyên sơ và thanh khiết, tĩnh lặng và bình yên, xa cũ nh thuở ban đầu. Khao khát tận hởng cái đẹp thanh tao ấy để phủ lấp sự vô nghĩa của cuộc đời ta đã từng gặp trong thơ Haiku của thi sĩ M.Basho:

Hãy ra ngoài ngắm tuyết rơi khi tôi trợt ngã.

(Nhật Chiêu dịch)

Cảm nhận cái đẹp trong sự im lặng, cô tịch miên viễn, Shimamura đang trở về với không khí Sabi - không gian vĩnh tịch, trọng tâm của mỹ học Thiền. Nh vậy, cuộc hành trình kiếm tìm cái đẹp của Shimamura là cuộc hành trình trở về với âm điệu truyền thống của dân tộc. Đó là sự trở về của một con ngời đã

thời trẻ đã đắm chìm trong nghệ thuật truyền thống: vũ đạo và kịch câm. Nhng khi bắt đầu nhận ra “đôi chút đắng cay về sự suy tàn của một truyền thống quá già cỗi” anh đã bắt gặp Balê phơng Tây và hoàn toàn chuyên tâm vào đó. Điều đặc biệt là “nghệ thuật múa Balê anh không bao giờ xem ấy trở trành giấc mơ về một thế giới khác, thiên đờng của sự hài hoà và sự hoàn hảo tuyệt đỉnh, chiến thắng của mỹ học thuần tuý” [12, 236]. Shimamura không cố ý rời xa truyền thống, anh chỉ là kẻ kiếm tìm cái lý tởng và hoàn mỹ, sự trinh nguyên của cái đẹp mà thôi. Bằng tình yêu nồng cháy ấy, Shimamura đã đeo đuổi và cố công gom nhặt khoái cảm thẩm mỹ ở thứ nghệ thuật của phơng Tây xa lạ. Phải chăng đó là sự đồng điệu khi Shimamura trở về với Xứ tuyết? Sự trở về của một tấm lòng còn nặng nợ với truyền thống hay chính là niềm khao khát tột cùng, một - ớc vọng mãnh liệt về cái đẹp sơ khai?

Cuộc hành trình ấy không đơn thuần là chuyến du lịch, đó còn là một cuộc hồi cố trong tâm tởng của chủ thể: " Quá tài tử và lông bông vì nhàn rỗi, đôi khi Shimamura cố tìm lại bản thân mình" [12, 230]. Đi tìm giá trị của bản thể là câu hỏi lớn của con ngời trong thời đại Y.Kawabata. Sống giữa sự giao thời của hai luồng văn hoá Đông - Tây, không ít những thanh niên Nhật bấy giờ bơ vơ về lý tởng, về quan niệm sống. Cái ào ạt, vồn vã của lực hấp dẫn từ văn minh phơng Tây thì quá lớn mà cái đằm thắm, thanh tịnh của mỹ học truyền thống thì dờng nh càng chìm sâu và phô diễn bề ngoài là sự lạc hậu cũ kỹ. Xứ tuyết tồn tại nh một miền không gian riêng biệt lu giữ văn hóa thuần tuý Nhật bản với một nghệ thuật Gheisha trên bớc đờng suy thoái. Tìm về với Xứ tuyết, Shimamura hy vọng hoá giải đợc mối mâu thuẫn của bản thể song chính tại nơi đây Shimamura lại thấm thía hơn bao giờ hết bi kịch của con ngời thời đại chàng đang sống.

Về với Xứ tuyết, đắm chìm trong thiên nhiên thuần khiết, đã có lúc Shimamura tìm kiếm cho mình đợc một phút giây tĩnh tại để di dỡng tinh thần: " Shimamura vừa bớc qua ngỡng cửa nhà trọ, thì núi non và làn không khí ngát h- ơng thơm của cành non lá mới đã cuốn ngay anh đi. Anh lên sờn núi, cời nh một

gã điên không biết vì sao và anh leo trèo mải miết" [12, 239]. Giây phút đối thoại với thiên nhiên là khoảnh khắc hiếm hoi trong cuộc đời Shimamura thực sự sống với vô thức bản năng và quên hẳn ý thức về cuộc sống xung quanh. Nói đúng hơn là ý thức đã chìm vào nội tại và giải phóng cho một tâm hồn hoà hợp với vũ trụ bao la. Để rồi có lúc, Shimamura tởng nh " mình đang ngồi trên một cỗ xe siêu nhiên du hành trong cõi phi thực, đang đợc đa về chốn H vô rộng lớn vĩnh hằng, bên ngoài thời gian và không gian" [12, 279]. Nhng liền ngay đó Shimamura đã cảm thấy đau lòng khi âm thanh cuộc sống thực lại dội vào tâm trí anh: " Trong nhịp đều đều của bánh xe, dần dần anh nghe thấy tiếng nói của cô gái anh vừa chia tay. Ngắt quãng và đứt đoạn, những lời cô nói ít nhất cũng có nghĩa là cô vẫn sống mãnh liệt, cô có thực trên đời này và đầy sinh lực... Nh- ng đối với con ngời đang đi xa cô dần là Shimamura bây giờ, tiếng nói ấy mờ nhạt đi bởi khoảng cách, nó không thể gợi cho anh một cái gì khác ngoài nỗi buồn mỗi lúc một sâu lắng thờng thấy trong các chuyến đi" [12, 279]. Phải, tầm hồn Shimamura không thể thực sự tĩnh tại khi trái tim anh còn phân vân, lỡng lự giữa những mối tình: hiện hữu và mơ hồ, nồng nàn và thanh khiết.

Shimamura lên Xứ tuyết ba lần vào ba mùa: xuân, thu, đông. Lần nào xứ sở kỳ diệu ấy cũng mang đến cho anh những điều mới mẻ, và lần nào Shimamura cũng trở về khi còn nợ miền đất ấy một mối duyên tình. Lên Xứ tuyết lần thứ hai, tất cả những dấu ấn còn lại của chuyến đi thứ nhất với Shimamura là " kỷ niệm tinh tế và sống động, ký ức nóng hổi và đầy nhục cảm về ngời đàn bà mà anh sắp tới gặp", lu giữ nơi bàn tay trái. Đó là kỷ niệm về Komako - một thiếu nữ đã trở thành Geisha chuyên nghiệp. Nhng cũng trong khoảnh khắc dâng trào nỗi nhớ đó, Shimamura lại bắt gặp một đôi mắt phụ nữ kỳ lạ xuất hiện trên tấm kính. Và từ đó, dới vẻ lơ đễnh nhìn ra ngoài tấm kính, Shimamura âm thầm chiêm ngỡng vẻ đẹp tuyệt diệu của ngời con gái có tên là Yoko. " Shimamura nhìn dõi theo ánh sáng từ từ dịch chuyển trên khuôn mặt mà không làm mờ nó, đó là một đốm lửa lạnh lẽo thấp thoáng rất xa. Và khi nó

nhau, thì đó là một vẻ đẹp huyền diệu lạ kỳ, con mắt rực sáng ấy nh lênh đênh trên đại dơng đêm tối và trên những con sóng xô nhanh của các núi non" [12, 225 - 226]. Vẻ đẹp của Yoko khiến Shimamura nghĩ nhiều tới một con ngời lý tởng nào đó từ thế giới huyền thoại. Vậy là ngay từ đầu, Yoko đã bớc đến cuộc đời Shimamura từ một thế giới hoàn toàn đối lập với Komako. Komako là hiện thân của một vẻ đẹp nồng cháy, tràn đầy màu sắc nhục cảm còn Yoko, nàng là biểu tợng của một cảm giác thanh thoát, cái đẹp của sự thuần khiết và mơ hồ. Bao giờ, Shimamura cũng cảm nhận vẻ đẹp của Yoko qua ấn tợng từ một tấm kính. Giọng nói trong trẻo và say đắm của nàng luôn gây cho Shimamura một mỹ cảm đặc biệt. Dù chỉ thấp thoáng xuất hiện, Yoko đã để lại nơi trái tim chàng một khoảng trống không thể nào bù lấp.

Yoko xuất hiện trong câu chuyện rất ít ỏi nhng ấn tợng về nàng đã trở thành một ám ảnh dai dẳng trong tâm trí Shimamura ngay cả khi chàng đang say đắm trớc vẻ đẹp nồng nàn, quyến rũ của Komako. Shimamura dờng nh nhận thức đợc rất rõ về mối mâu thuẫn ấy: " Một câu hỏi nảy sinh trong anh và anh đọc rõ nh câu ấy đợc viết ra vậy: đã có điều gì và sẽ có điều gì giữa anh và cô gái mà bàn tay anh hãy còn giữ lại những kỷ niệm nóng hổi với cô, mà con mắt sáng rực lên bởi ánh lửa trong vùng núi xa xôi? Nhng cũng có thể anh còn cha thoát đợc ra khỏi những sự thần diệu của tấm gơng đêm tối... " [12, 228]. Và đó không phải là lần duy nhất ý nghĩ của Shimamura bị giằng co giữa Komako và Yoko.

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 56 - 65)