6. Cấu trúc khóa luận
1.2.2. Tiểu thuyết Y.Kawabata một cái nhìn phác thảo
Y.Kawabata không chỉ viết tiểu thuyết, nhng về một phơng diện nào đó, tiểu thuyết chính là thể loại đã đa tên tuổi nhà văn lên hàng danh giá. Và tiểu
thuyết của Y.Kawabata, tác phẩm nào cũng có thể làm vinh dự cho một ngời cầm bút.
Cha kể đến hàng loạt truyện ngắn và bộ Truyện trong lòng bàn tay, sự có mặt của hơn chục cuốn tiểu thuyết xuất sắc đã khiến Y.Kawabata trở thành một “tỷ phú” văn chơng. Tên những tiểu thuyết của ông vẫn đợc nhắc đến nh một niềm huyền thoại: Xứ tuyết (1947), Ngàn cánh hạc (1951), Tiếng rền của núi (1952), Cố đô, (1961), Ngời đẹp say ngủ (1969), Đẹp và buồn (1960).
Khá nhiều cuốn cũng đợc các nhà phê bình đánh giá cao nhng cha đợc dịch ra tiếng việt nh Hoàng đoàn ở Asacusa (Asacusa kurenai dan, theasakusa crimson gang, 1930); Cao thủ Cờ Gô (Meijin, master ofgo, 1954); Cái hồ (Mizuumi, the lake, 1954)...
Tiểu thuyết của Kawabata là những vẻ đẹp riêng giữa một phong cách chung đã định hình rõ nét, là những “dòng riêng” giữa “nguồn chung”. Từ tiểu thuyết đầu tiên đến những trang bản thảo cuối cùng còn dở dang, ngời đọc đều tìm thấy một Kawabata trầm lặng, cô độc, chìm đắm trong suy tởng và miên man kiếm tìm cái đẹp, giá trị vĩnh hằng của đời sống và thân phận. Vì thế, văn phong Kawabata không ồn ào, không khoa trơng, kiểu cách. Đó là thứ ngôn ngữ giản dị bậc nhất, trong sáng bậc nhất cũng dồn chứa nhiều nhất sức nặng của ý nghĩa biểu đạt. Với Y.Kawabata ngôn ngữ tiểu thuyết hiện đại Nhật Bản đã đạt đến hàng mẫu mực của phong cách dân tộc: ngắn gọn, súc tích, sâu xa, mang tính biểu tợng và ẩn dụ kỳ diệu. Anono suekiti khi nghiên cứu Y.Kawabata đã nhận xét: “mỗi lần đọc các tác phảm của Kawabata tôi lại cảm thấy các âm thanh xung quanh tựa hồ lắng đi, không khí bổng trở nên trong trẻo, còn tôi thì hoà tan vào trong đó... và sở dĩ có hiện tợng nh vậy có lẽ bởi vì trong sáng tác của Kawabata không có gì vẫn đục hay dung tục” (Chuyển dẫn [12, 1052]). Bằng một nghệ thuật điêu luyện ngng đọng tinh tuý thi pháp “chân không”, Kawabata đã đa tiểu thuyết Nhật Bản lên đến đỉnh cao của việc diễn tả thế giới nội tâm mơ hồ, bí ẩn mà không quên phản ánh sâu sắc không khí đầy màu sắc mâu thuẫn của thời đại.
Tiểu thuyết Kawabata không rõ nét trong việc xây dựng cốt truyện và luôn mơ màng trong việc kiếm tìm giới hạn hay kết thúc câu chuyện. Suốt thiên truyện ngời đọc chỉ bắt gặp những mảng đan chéo các tâm trạng, những suy t- ởng và bức tranh cuộc sống hiện thực, cuộc sống hiện lên dới đôi mắt của một kẻ lữ hành cô độc, trầm lắng. Đó có thể là cuộc hành trình trên thực tế và cũng có thể chỉ là cuộc hành trình trong tâm tởng. Từ Shimamura trong Xứ tuyết; Kikuzi trong Ngàn cánh hạc, Shingo trong Tiếng rền của núi, Ogi trong Đẹp
và buồn, Takichiro trong Cố đô đến Eguchi trong Ngời đẹp say ngủ... tất cả
đều là hiện thân của một “lữ nhân u sầu” đi tìm cái đẹp đã mất.
Trên bớc đờng ấy, Kawabata đã đau xót nhận ra sự suy vong của những giá trị truyền thống trớc sự cám dỗ, phù phiếm, xô bồ, ồn ã của cuộc sống hiện đại. Tiểu thuyết của ông ngoài việc phản ánh gay gắt xung đột Đông - Tây, đã chỉ ra đợc sự tha hoá, cô đơn, và nỗi ám ảnh về cái chết của con ngời trong bối cảnh xã hội ấy một cách thấm thía. Tiếng rền của núi là một nỗi ngậm ngùi trong bất lực, một tiếng thở dài nặng trĩu của một tâm hồn nhạy cảm và cô độc: Shingo. Tiếng núi chính là tiếng rạn vỡ bên trong của đời sống cá nhân, gia đình trớc sự thực dụng, tàn nhẫn của con ngời. Tiếng núi cũng chính là tiếng gọi ám ảnh về một cái chết đang kề cận hay là một thông điệp về một cái chết đơn độc trong tâm cảm những ngời đang sống? Shingo đã nghe thấy tiếng núi trong một nỗi sợ hãi mơ hồ vì đó là lúc ông đối diện gần nhất với chính nỗi đau trong quá khứ, khao khát trong hiện tại và cảm thức rõ rệt nhất sự cô đơn đến tuyệt đối trong gần suốt cuộc đời mình. Dới bề ngoài của một cuộc đời thành công Shingo đã âm thầm đi từ thất vọng này sang thất vọng khác. Niềm đồng cảm duy nhất ông còn bắt gặp là cô con dâu Kikuko nhng đồng thời ông cũng phải đau đơn bất lực trớc sự dày vò mà chính con trai ông mang lại cho niềm hy vọng mong manh ấy. Shingo sống trong bi kịch của khao khát tình yêu và tuyệt vọng.
cái đẹp và tuổi trẻ cũng nh niềm đau xót trớc cái bóng của sự chết không thể c- ỡng lại đợc với một văn phong hiện đại nhng không kém phần tinh tế. Tuy nhiên điều đáng nói là giữa nổi đau ấy, ngời ta vẫn thấy nỗi bật hơn hết là niềm trân trọng, sự nâng niu đặc biệt và ý thức gìn giữ cái đẹp - nh một điều bất tử của cuộc đời. Những cô gái ngủ mê khoả thân là hiện hữu của cái đẹp vừa gần gũi vừa xa xôi, nh một tấm gơng trinh bạch rọi chiếu, thấu suốt thế giới tâm cảm đầy khao khát và bất lực.
Đẹp và buồn - nh tên gọi một cuốn tiểu thuyết của Kawabata - là hai nét
chủ đạo trong cảm hứng nghệ thuật của ông. Đi sâu vào nỗi buồn ta sẽ tìm thấy vẻ đẹp của niềm thanh tịnh và tinh khiết. Cũng nh trở về với cái đẹp ta sẽ xót xa hơn bao giờ hết trớc sự mong manh, phai tàn của nó. Nhng đó là hai địa hạt mà con ngời luôn luôn không biết đến lời chối từ, cũng là lý do làm nên sức hấp dẫn đặc biệt và giá trị song tồn cùng thời gian của tiểu thuyết Y.Kawabata.
Kawabata từng cho rằng mục đích của nhà nghệ sỹ không phải tìm cách làm cho mọi ngời kinh ngạc sửng sốt bằng cái li kỳ quái dị, mà ở chỗ biết dùng chỉ vài phơng tiện ít ỏi mà nói lên đợc nhiều nhất, biết dùng ngôn từ và màu sắc để truyền đạt các cảm xúc và kinh nghiệm nhìn đời của mình. Quả tình, tiểu thuyết Kawabata rất ít nhân vật, thiếu tình tiết kịch tính, vắng bóng hành động. Tất cả không gian rộng lớn của tác phẩm đều dành cho suy tởng và cảm giác. Nhng Kawabata không kỳ công trong việc đi sâu khai thác, khắc hoạ rõ nét tâm trạng nhân vật. Ngợc lại, thế giới nội tâm của nhân vật bao giờ cũng có một giới hạn, một giải phân cách nhất định với bạn đọc và với bản thân nó. Vì thế, cảm giác về sự mô hồ, khó nắm bắt cũng nh sự khó lý giải và không tìm ra hồi kết cho câu chuyện là tâm lý chung của ngời đọc khi tiếp xúc với tiểu thuyết Y.Kawabata. Tuy vậy, chẳng ai phân vân về điều đó bởi cái mà độc giả nhận đ- ợc là một khoảng trống cần thiết để tự trả nghiệm và từ đó thấu hiểu đầy đủ nhất giá trị cái đẹp trong sự vô thờng của nó. Đó là chân lý nằm ngoài ngôn từ mà tiểu thuyết Kawabata mong muốn biểu đạt.
Thời trẻ Kawabata cũng từng viết những tiểu thuyết theo đơn đặt hàng của các nhà xuất bản hay các tạp chí. Tuy nhiên, Kawabata tuyệt nhiên không đa chúng vào tuyển tập và ông quan niệm rõ ràng đó là “tác phẩm đại chúng” giúp ông nuôi dỡng đam mê với “nghệ thuật thuần tuý” trong thuở hàn vi. Những tiểu thuyết đích thực của Y.Kawabata đã làm rạng danh cho tiểu thuyết Nhật Bản nói riêng và văn chơng Nhật Bản nói chung trên diễn đàn văn học quốc tế.