Khái niệm phong cách nghệ thuật và phong cách tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 93 - 95)

6. Cấu trúc khóa luận

3.2.1. Khái niệm phong cách nghệ thuật và phong cách tiểu thuyết

“Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tơng đối ổn định của hệ thống hình tợng, của các phơng tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lu văn học hay văn học dân tộc” [8, 255].

“Theo nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật. đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận đợc, một giọng diệu và một sắc thái thống nhất” [8, 256].

Nh vậy, phong cách nghệ thuật nhà văn là thuật ngữ nhằm chỉ những nét riêng, độc đáo lặp đi lặp lại mang tính ổn định về cả phơng diện nội dung lẫn hình thức trong sáng tác của một tác giả. Phong cách nghệ thuật chính là sự khu biệt giữa nhà văn này với nhà văn khác, giúp ta nhận diện chân dung và thế giới nghệ thuật cuả một cá tính sáng tạo. Nó đợc cấu thành bởi tất cả các yếu tố của một chỉnh thể (tác phẩm cụ thể đến toàn bộ sáng tác), tạo nên một “thơng hiệu độc quyền” thuộc một tác giả tài năng và bản lĩnh. Khi đã định hình rõ nét, phong cách nghệ thuật sẽ chi phối đến sự hình thành các yếu tố mới, điều này không phải là sự bắt buộc khập khiễng mà là sự nối tiếp mang tính quy luật, dĩ nhiên đó là quy luật của sự phát triển dựa trên nền tảng ổn định. Nói điều này để thấy rằng phong cách nghệ thuật của một tác giả đợc xét trong hệ thống, không có giới hạn thời gian hay thể loại. Tuy nhiên, thể loại với t cách là loại hình cấu trúc tác phẩm, về một phơng diện có thể tạo ra những sắc thái khác nhau trong cùng một phong cách sáng tạo.

Thuật ngữ phong cách tiểu thuyết đợc sử dụng ở đây thực ra là một phạm trù nằm trong phong cách nghệ thuật, nhằm chỉ những nét đặc trng trong sáng tác của một tác giả giới hạn trong thể loại tiểu thuyết. Nghiên cứu thế giới biểu tợng trong tiểu thuyết Y.Kawabata, theo chúng tôi, việc đề xuất khái niệm này là điều cần thiết và thiết thực. Bởi, là “thể loại văn chơng duy nhất đang biến chuyển và còn cha định hình” [3, 23], tiểu thuyết hơn bất cứ thể loại nào là mảnh đất màu mỡ, rộng lớn nhất cho sự sáng tạo biểu tợng. Mặt khác, với Y.Kawabata, dấu ấn phong cách của ông trong toàn bộ sáng tác là đậm nét. Bằng sức sáng tạo kỳ diệu, phù hợp với mỗi đặc thù thể loại, phong cách ấy lại đợc biểu hiện độc đáo, mới mẻ. Có thể nói, bằng tài năng của mình Kawabata đã có công làm mới mỗi thể loại mà ông sáng tạo: từ truyện ngắn, truyện trong

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w