Biểu tợng và biểu tợng văn hóa

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 39 - 43)

6. Cấu trúc khóa luận

2.1.1. Biểu tợng và biểu tợng văn hóa

Có một điều kỳ lạ nhng tất yếu là cuộc sống luôn luôn chỉ có thể tồn tại trong mâu thuẫn. Khi xã hội ngày càng tiến xa theo công nghệ “số hóa” thì con ngời lại lặng lẽ quay về với biểu tợng - thế giới khỏi nguyên từ cõi vô thức, tâm linh, kết tinh hỗn hợp suy tởng và lý trí - hoàn toàn xa lạ với đời sống kĩ thuật. Một xu thế hợp thời? Hay, một vấn đề có tính quy luật xuất phát từ bản chất của biểu tợng?

Biểu tợng trong tiếng Việt là tên gọi xuất xứ từ thuật ngữ “Représentation”

hoặc “Symbole” trong tiếng Pháp. Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học của Nguyễn Thái Hòa cho rằng: “Trong tiếng Việt, những thuật ngữ biểu tợng, biểu trng, biểu hiệu, tợng trng là những từ gần nghĩa dùng để dịch từ Symbole, có ý nghĩa cơ bản là: một dấu hiệu (tín hiệu, kí hiệu) mang tính quy ớc hàm chỉ một đặc trng, một phẩm chất, một sáng tạo hay hẹp hơn là có khả năng gợi ra một đối tợng khác, một sự vật khác ngoài sự thể hiện cụ thể của dấu hiệu đó và đợc cộng đồng chấp nhận [11, 21 - 22]. Quan niệm trên chấp nhận sự gần gũi, t- ơng đồng giữa cấc khái niệm biểu tợng, biểu hiệu, biểu trng, tợng trng.

Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc

Phi đồng chủ biên trong khi lý giải biểu tợng đã chỉ rõ: “Trong triết học và tâm lý học, biểu tợng là... Biểu tợng nh là thuật ngữ của mĩ học, lý luận văn học và ngôn ngữ học còn đợc gọi là tợng trng” [8, 24]. ở đây, có sự phân biệt biểu t- ợng và tợng trng về mặt cấp độ. Theo đó, tợng trng đợc hiểu là biểu tợng trong giới hạn phạm vi mĩ học, lý luận văn học và ngôn ngữ học. Nó là cấp độ hẹp của khái niệm biểu tợng.

Từ điển biểu tợng văn hóa thế giới đã khu biệt nội hàm của thuật ngữ

biểu tợng với các thuật ngữ gần kề: biểu hiệu, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ, loại suy, triệu chứng, dụ ngôn, ngụ ngôn luân lý. Tác giả khái quát: “Tất cả những lối diễn đạt bằng hình ảnh đó có điểm chung đều là những dấu hiệu và không v- ợt qúa mức độ của sự biểu nghĩa”. Từ đó khẳng định: “Biểu tợng cơ bản khác với dấu hiệu, ở chỗ dấu hiệu là một quy ớc tùy tiện trong đó cái biểu đạt và cái đợc biểu đạt vẫn xa lạ với nhau, trong khi biểu tợng giả định có sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái đợc biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức”. [5, XIX]. Nh vậy, khi tiếp cận biểu tợng về mặt thuật ngữ, hầu hết các tác giả đã đặt khái niệm này bên cạnh các thuật ngữ liên đới để trừu xuất ra bản chất của biểu tợng trong những ranh giới phân biệt đợc.

Triết học và tâm lý học Mácxít cho rằng: “biểu tợng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác , cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật v o giác quan ta đãà chấm dứt” [8, 23]. Biểu tợng ở đây đợc xem là một giai đoạn của quá trình nhận thức mà kết quả là một ấn tợng còn đọng lại. Biểu tợng, theo đó gạn lọc tính cụ thể và trực tiếp tác động của sự vật để ngng tụ kết tinh tính cốt lõi và khái quát hóa cảm giác thành ấn tợng trừu tợng hơn.

Đề cao sức mạnh của vô thức trong chiều sâu đời sống tâm linh con ngời, biểu tợng trở thành đối tợng đợc các nhà Phân tâm học quan tâm đặc biệt. Theo Freud: “biểu tợng diễn đạt một cách gián tiếp bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tợng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một t tởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng.. Khi ta nhận ra chẳng hạn trong một hành vi, ít nhất là có hai phần ý nghĩa mà phần này thế chỗ cho phần kia bằng cách vừa che lấp vừa bộc lộ phần kia ra, ta có thể gọi mối quan hệ giữa chúng là có tính biểu tợng “ [5, XXIV]. Trong ý kiến của Freud, biểu tợng đợc xét trong mối liên kết hai mặt: cụ thể - trừu tợng, rõ rệt - tiềm ẩn. Và, nếu quan điểm Mácxít xem biểu tợng là một giai

đoạn của nhận thức, nghiêng hẳn về lý trí thì Freud đề cao sự chi phối của vô thức, “ham muốn” ở đây phần nhiều đợc hiểu là ham muốn tính dục.

Định nghĩa về biểu tợng là một công việc khó khăn thậm chí khó lòng mà giải quyết thấu đáo bởi nó đợc soi xét từ nhiều góc nhìn; vả lại, tự bản thân nó là một cấu trúc động. Do vậy, trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ giới thuyết một số đặc tính của biểu tợng có ý nghĩa trực tiếp tới việc nghiên cứu đối tợng, dựa trên diễn giải của các soạn giả Từ điển biểu tợng văn hóa thế giới.

Biểu tợng tồn tại giữa những cặp phạm trù có tính chất đối lập nhng lại quan hệ với nhau hết sức biện chứng: cái cụ thể và cái trừu tợng; cái trực cảm và cái logic; tính cá nhân và tính cộng đồng; tính ổn định và tính gợi mở; tính độc lập và tính tơng tác.

Đi tìm bản chất của biểu tợng, phân biệt với hàng loạt khái niệm tơng liên, các tác giả không nằm ngoài mục đích khẳng định tính trừu tợng, khái quát của biểu tợng. Biểu tợng không dừng lại đơn thuần là dấu hiệu mà vợt khỏi khuôn khổ của sự biểu đạt để ngng kết nhiều ý nghĩa. Tzvetan Todorov đã chỉ ra rất đúng rằng: “Chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận thức ra nhiều cái đợc biểu đạt; hoặc giản đơn hơn... cái đợc biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt”. Và ông dẫn lời nhà thần thoại học Creuzer: biểu tợng bộc lộ “tính không thích hợp giữa tồn tại và hình thức... sự ứ tràn của nội dung ra ngoài dạng biểu đạt của nó”. Nhng sẽ là sai lầm nếu quá đề cao tính khái quát, và cho rằng sự trừu tợng hóa sinh ra biểu tợng. Trên thực tế, biểu tợng tràn đầy những biểu hiện cụ thể sinh động. Biểu tợng, trớc khi là sự ngng đọng các cảm giác để tạo ra ấn tợng trừu tợng thì đã khởi nguyên từ thực thể hữu hình, có thực, vận động và biến đổi trong không gian. Điều thú vị là khi đã hình thành một ý niệm có sức khái quát lớn biểu tợng lại đợc trả về trong đời sống phong phú, đầy biến động của nó. Dĩ nhiên, ngay khi phát triển, chuyển nghĩa đa dạng thì mọi ý nghĩa đợc biểu đạt đều xuất phát từ một đặc điểm nào đó của cái biểu đạt.

C.G.Jung cho rằng: “biểu tợng không bó chặt gì hết, nó không cắt nghĩa, nó đa ta ra bên ngoài chính nó đến một ý nghĩa còn nằm ở tận phía ngoài kia, không thể nắm bắt, đợc dự cảm một cách mơ hồ, và không có từ nào trong ngôn

ngữ chúng ta có thể diễn đạt thỏa đáng”. Giá trị của biểu tợng đợc tìm thấy trong sự giao thoa giữa cái rõ ràng và cái mơ hồ, cái hiện hữu và cái tiềm ẩn, cái miêu tả đợc và cái khó diễn tả thành lời. Càng đi sâu khám phá, ngỡ là nắm bắt đợc cái tinh thần cơ bản của biểu tợng ta lại càng đén gần hơn cảm giác rỗng không, mông lung và bất lực. Con đờng đến với biểu tợng, nhiều khi chịu sự chi phối rất mạnh mẽ của vô thức tâm linh. Tuy nhiên, nó không phủ nhận lý trí và tính hợp lý - logic của sự tồn tại biểu tợng, bởi xét đến cùng biểu tợng là sản phẩm của lịch sử - thời đại và dân tộc. Sự quy phạm đó làm nên tính ổn định t- ơng đối của biểu tợng. Nhng, cảm nhận biểu tợng trong từng hoàn cảnh cụ thể lại là công việc mang tính cá nhân, bởi vậy “đặc tính của biểu tợng là mãi mãi gợi cảm đến bất tận: mỗi ngời thấy ở đấy cái mà năng lực thị giác của mình có thể nhận ra, thiếu sự thâm thúy thí sẽ chẳng nhận ra đợc gì cả” [5, XXVI].

Các biểu tợng tồn tại trong thế vừa độc lập vừa tơng tác lẫn nhau. Tính độc lập khiến biểu tợng xây dựng một thế giới đa dạng, phong phú, sinh động và phát triển không ngừng. Nhng cũng nh các nền văn hóa đặt cạnh nhau, giữa các biểu tợng luôn nảy sinh mối tơng tác nào đó, có thể xuất phát từ nguồn gốc hay đăc trng của mỗi biểu tợng. Sự tơng tác diễn ra mạnh mẽ với các biểu tợng thuộc cùng nền văn hóa và cùng đại diện cho một nét văn hóa đặc sắc. Chẳng hạn biểu tợng “cố đô” mà chúng tôi chỉ ra trong mục 2.3.4 của đề tài là một kiểu hợp thể biểu tợng do sự cộng hởng của hàng loạt biểu tợng có mặt trong tác phẩm: hoa anh đào, chùa chiền, kimono, núi non, cây cối... và thậm chí có những chi tiết nhỏ cũng ngầm ẩn một ý nghĩa biểu tợng nào đấy về một cố đô x- a cũ, thanh khiết và ngọt ngào. Dĩ nhiên, trong sự đồng điệu ấy mỗi biểu tợng vẫn tồn tại riêng biệt, tỏa một hơng sắc độc đáo không ngừng kích thích, lôi cuốn sự khám phá.

“Vì không cách gì định nghĩa đợc một biểu tợng. Tự bản chất của nó, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm” [5, XIV]. Cho nên, công việc mà chúng tôi đang làm chỉ là một hớng tiếp

thuật. Tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa, ở đây, chúng tôi mợn cách định nghĩa của Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học về biểu tợng văn hóa. Theo đó, “biểu tợng văn hóa là những biểu tợng thuộc lễ nghi, phong tục, tập quán, nếp sống, nếp suy nghĩ của một cộng đồng dân tộc”. Nh vậy, biểu tợng văn hóa trớc hết là một sản phẩm mang tính dân tộc nhng điều này cũng không loại trừ việc một số biểu tợng vợt lên trên giới hạn không gian, ngôn ngữ, màu da đạt đến tính nhân loại, trở thành biểu tợng văn hóa thế giới.

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của y kawabata qua khảo sát bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô (Trang 39 - 43)