0
Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Nguyên nhân thực trạng chất lợng dạy học, công tác quản lý hoạt động nâng cao chất lợng và những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN (Trang 50 -54 )

- Hoạt động học của học sinh

2010 Các trờngTHPT huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An

2.3.9. Nguyên nhân thực trạng chất lợng dạy học, công tác quản lý hoạt động nâng cao chất lợng và những bài học kinh nghiệm

hoạt động nâng cao chất lợng và những bài học kinh nghiệm

Từ công việc nghiên cứu và khảo sát trên, ta có thể rút ra những nhận xét khái quát, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm của thực trạng chất lợng dạy - học và công tác quản lý việc nâng cao chất lợng dạy và học ở các trờng THPT huyện Diễn Châu

- Nhận xét chung: Diễn Châu là một huyện thuần nông có cả 3 vùng: vùng biển, vùng đồng bằng và cả vùng núi của tỉnh Nghệ An, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp đã ảnh hởng rất lớn đến điều kiện học tập của học sinh.

Chất lợng dạy học hàng năm tăng, tỉ lệ học sinh khá giỏi có tăng nhng chỉ số cha cao, tỉ lệ học sinh yếu kém có giảm nhng không đáng kể. Có sự phân hoá chất lợng rõ rệt giữa các trờng THPT trong huyện, tỉ lệ học sinh xếp loại học lực trung bình còn cao ở tất cả các trờng THPT trong huyện, ngợc lại ít học sinh đạt văn hoá giỏi.

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm có tăng, nhng chủ yếu đỗ tốt nghiệp loại trung bình, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp loại khá giỏi còn thấp.

Về hạnh kiểm, với đặc điểm đa số học sinh là con em nông dân và cán bộ cơ quan trong huyện, gia đình có nề nếp và có sự chú ý quản lý nên chất lợng đạo đức tơng đối ổn định, học sinh đạt đạo đức khá, tốt chiếm tỉ lệ lớn, vẫn còn một số học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu do vi phạm quy chế “Hai không”.

Chất lợng đội ngũ cha đồng đều. Số giáo viên giỏi bộ môn thấp, nhiều giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác. Một số giáo viên cha đáp ứng đợc yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nớc. Một số giáo viên còn ngại đổi mới phơng pháp dạy học, ngại làm thí

nghiệm, ít sử dụng đồ dùng dạy học, cha chú trọng đến công tác bồi dỡng chuyên môn. Công tác bồi dỡng giáo viên cha đợc quan tâm đúng mức. Việc chỉ đạo dạy học theo phơng pháp mới còn lúng túng.

Do thiếu kinh phí nên cơ sở vật chất, TBDH cha đáp ứng đợc nhu cầu của việc dạy học trong tình hình mới, nhất là các phơng tiện ứng dụng công nghệ thông tin mới trong dạy học.

Việc kiểm tra đánh giá trong nhà trờng cha thật nghiêm, kết quả kiểm tra cha phản ánh đúng trình độ của giáo viên và chất lợng đích thực của học sinh.

Học sinh đa số các em ở nông thôn phải phụ giúp gia đình nên thời gian học ở nhà không đủ.

Một số học sinh con nhà khá giả, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, ảnh hởng mặt trái của cơ chế thị trờng nên đã mắc phải một số khuyết điểm về đạo đức.

Chất lợng đầu vào thấp, nên ít nhiều cũng ảnh hởng đến chất lợng giáo dục của nhà trờng.

Sự phối hợp giữa các lực lợng giáo dục trong và ngoài nhà trờng cha thật đồng bộ.

Qua những vấn đề đã nêu ở các mục trên, qua các bảng và mẫu biểu thống kê, chúng ta thấy chất lợng dạy và học và công tác quản lý nhằm nâng cao chất lợng dạy và học ở các trờng THPT huyện Diễn Châu nói chung đã có những tiến bộ đáng ghi nhận. Những tiến bộ đó là nề nếp, kỷ cơng, chất lợng dạy học, chất lợng giáo dục toàn diện ngày càng đợc củng cố và phát triển. Những tiến bộ đó là sự cố gắng vơn lên khắc phục khó khăn nâng cao chất lợng, hiệu quả dạy học và nhất là chất lợng học sinh giỏi, học sinh vào các trờng Đại học, Cao đẳng; phần nào là niềm tin của học sinh và phụ huynh, niềm tin của lãnh đạo các cấp và niềm tin của ngành GD&ĐT. Tuy nhiên kết quả, chất lợng đại trà dạy và học cha cao, cha đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ CNH - HĐH. Rõ nét nhất là sự tiến bộ về chất lợng dạy và học còn chậm so với nhu cầu của học sinh, phụ huynh học sinh, của các thầy cô giáo và của toàn xã hội.

+ Đầu vào: Trong những năm học vừa qua, quy mô phát triển về số lợng ở cấp THPT của huyện Diễn Châu tăng. Vì vậy một bộ phận không ít học sinh đợc tuyển vào lớp 10 hàng năm có chất lợng yếu về học lực (một số năm điểm chuẩn tuyển sinh bình quân 2.5 điểm/ môn): Kiến thức cơ bản các môn học ở cấp tiểu học và trung học cơ sở bị hổng, động cơ, mục đích học tập không đợc xác định rõ ràng, thói quen t duy tự học, tự điều khiển để lĩnh hội kiến thức không đợc hình thành cho nên đa số học sinh học thụ động, thiếu tự chủ, sáng tạo. Quỹ thời gian để bù đắp những thiếu hụt đó cho học sinh ở THPT rất eo hẹp. Học sinh tiếp thu chơng trình bậc học này hoàn toàn khó khăn và bị động, giáo viên truyền thụ kiến thức lại càng khó nhăn hơn.

+ Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên gặp nhiều khó khăn: Việc tự học, tự bồi dỡng của giáo viên không đợc thờng xuyên, đặc biệt việc chậm đổi mới ph- ơng pháp giảng dạy, không tiến kịp với xu thế giáo dục trong thời hiện đại; biên chế giáo viên thiếu đồng bộ; một số giáo viên có tuổi năng lực chuyên môn còn yếu, thiếu cố gắng vơn lên học hỏi, nhiều giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm trong công tác chuyên môn và nghiệp vụ s phạm.

+ Công tác quản lý và tăng cờng công tác xã hội hoá giáo dục còn lúng túng, hiệu quả thấp. nhiều gia đình cha thực sự quan tâm đầu t cho việc học hành của con em, chủ yếu “khoán trắng” cho nhà trờng, cho thầy cô giáo.

+ Cán bộ quản lý thiếu ổn định về tổ chức, lại thiếu kinh nghiệm quản lý nên trong việc điều hành trờng có những lúng túng thiếu khoa học, hiệu quả quản lý còn thấp, cha thu hút hết nỗ lực tổng hợp để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý.

+ Mặt trái của cơ chế thị trờng ảnh hởng không nhỏ đến nhận thức, hành động của cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện nề nếp kỷ cơng dạy và học. Nhà trờng chịu nhiều áp lực của xã hội, của cấp trên, của các cấp, các ngành trong việc tuyển sinh vào đầu cấp, trong việc đánh giá xếp loại học sinh, trong việc tổ chức thi lên lớp, thi tốt nghiệp THPT. Chính vì lẽ đó chất lợng thực dạy và học thực không đạt đợc nh mục tiêu mong muốn.

+ Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhiều trờng phải học 2 ca. Quỹ thời gian sinh hoạt chyên môn rất hạn hẹp; trang thiết bị thí nghiệm thực hành cấp phát quá chậm, chất lợng còn thấp và không đồng bộ, lạc hậu, thực tế phải dạy chay nhiều.

+ Đời sống cán bộ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, nhìn chung lơng của giáo viên còn thấp cha đủ tối thiểu để giáo viên để yên tâm công tác và có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Cơ chế quản lý vẫn còn mang nặng tính bao cấp, quyền tự chủ của nhà tr- ờng còn hình thức (tuyển dụng giáo viên, huy động nguồn lực … ). Chẳng hạn sử dụng kinh phí để mua sắm tăng cờng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thực hiện dự án trên 100 triệu đồng thì phải tổ chức đấu thầu rộng rãi mà thực tế thì các trờng THPT khó thực hiện đợc. Vì vậy, khó phát huy đợc hiệu quả, năng động của Hiệu trởng. Hiệu trởng có khi tránh né trách nhiệm, không giám làm, ngồi chờ chủ trơng dẫn tới hiệu quả công việc kém.

+ Công tác đánh giá xếp loại giáo viên còn mang tính hình thức chung chung nể nang, ít tính định lợng.

- Những bài học kinh nghiệm:

+ Tuyển sinh vào lớp đầu cấp phải có chất lợng. Muốn vậy phải có sự phối hợp để nâng cao chất lợng dạy và học ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, tạo nguồn vào THPT có chất lợng cao. Đó không chỉ là trách nhiệm của riêng trờng THPT mà còn là trách nhiệm của các trờng Tiểu học và trung học cơ sở, của các cấp quản lý giáo dục.

+ Tăng cờng công tác tự chủ cho nhà trờng, tạo quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho cơ sở theo đúng tinh thần nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ: Dám làm, dám chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

+ Đảy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, làm cho mọi nhà, mọi ngời, toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục. Quan tâm đầu t cho việc học hành của con em là công việc của mọi ngời trong toàn xã hội, đặc biệt là phụ huynh học sinh và những ngời rong các địa phơng có con em học ở trờng THPT.

+ Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên, vì đội ngũ này quyết định chất lợng dạy và học. Đội ngũ giáo viên phải có chất lợng cao về chuyên môn và năng lực s phạm, có tinh thần trách nhiệm cao đối với nghề dạy học.

+ CBQL phải đợc bồi dỡng kiến thức về khoa học quản lý giáo dục, đợc bồi d- ỡng chuyên sâu về quản lý tài chính, tài sản nhà trờng; trong công tác quản lý phải phát huy động viên mọi giáo viên, công nhân viên cùng tham gia quản lý nhà trờng, phải luôn học hỏi kinh nghiệm quản lý của các trờng bạn; biết phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trờng để phát huy sức mạnh trong công tác quản lý giáo dục.

+ Tăng cờng công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên và học sinh hàng năm phù hợp quy chế kiểm tra đánh giá, sát với tình hình đặc điểm từng đơn vị để có giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lợng dạy học trong nhà trờng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN (Trang 50 -54 )

×