Chất lợng dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 25 - 28)

- Hoạt động học của học sinh

1.3.1. Chất lợng dạy học

- Chất lợng

Để hiểu chất lợng giáo dục, trớc hết chúng ta hiểu khái niệm chất lợng. Qua tham khảo nhiều tài liệu, chúng tôi thấy cách định nghĩa của tác giả Nh ý trong cuốn “Từ điển tiếng Việt thông dụng” là đầy đủ nhất “Chất lợng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật; cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia, phân biệt với số lợng, tăng trởng số lợng đến mức nào đó thì làm thay đổi chất lợng” [45, 196].

Trong các hội thảo khoa học, các nhà nghiên cứu đã khẳng định: Chất lợng giáo dục là trình độ hiện thực hoá mục tiêu giáo dục, thể hiện sự đổi mới và hiện đại hoá giáo dục theo định hớng XHCN đối với những biến đổi nhanh chóng của thực tế. Chất lợng giáo dục đợc xem xét, đánh giá một cách toàn diện hay từng mặt

đối với cả ngành, từng địa phơng hay một trờng học cụ thể, đối với ngời học trong từng giai đoạn, trong một hệ điều kiện nhất định. Chất lợng giáo dục phổ thông là chất lợng của từng mặt: Đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục lao động và h- ớng nghiệp. Nói cách khác đó là chất lợng của “dạy chữ, dạy ngời, dạy nghề, thể hiện ở ngời học”.

Chất lợng dạy - học là mức độ đạt đợc về kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh so với mục tiêu dạy - học.

Những yêu cầu về chất lợng giáo dục, dạy - học trong trờng THCS:

- Hình thành ở ngời học một hệ thống tri thức phổ thông toàn diện, theo kịp trình độ tiên tiến của các nớc trên thế giới, đồng thời kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Hình thành kỹ năng lao động theo hớng kỹ thuật tổng hợp và những kỹ năng thích ứng nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

- Hình thành động cơ học tập vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nớc giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. - Chất lợng giáo dục

Chất lợng giáo dục là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học, các nhà giáo dục và mọi tầng lớp nhân dân. Việc đánh giá chất lợng giáo dục đang thu hút nhiều nhà nghiên cứu để đa ra một quan điểm thống nhất. Hiện nay, yêu cầu của xã hội là cần sự đánh giá chất lợng giáo dục thật cụ thể, chính xác. Sau khi nghiên cứu nhiều quan điểm khác nhau, chúng tôi rất đồng tình với quan điểm của GS - TSKH Nguyễn Minh Đờng “Chất lợng giáo dục và đào tạo là mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ học sinh đạt đợc sau khi tốt nghiệp một cấp học, bậc học nào đó so với các chuẩn đã đợc đề ra trong mục tiêu giáo dục”. [10, 2]. Nh vậy, nói đến chất lợng là phải nói đến chuẩn đánh giá chất lợng. Có nh thế mới khẳng định đợc: Giáo dục trong thời kỳ này có chất lợng hay không có chất lợng. “Không có chuẩn thì không thể đánh giá cũng nh quản lý tốt chất lợng giáo dục và đào tạo” [29, 2]. Nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT phải xây dựng một

chuẩn đánh giá thật cụ thể với những thang giá trị về kiến thức, kỹ năng và thái độ để có thể cân, đong, đo, đếm đợc, để có thể đánh giá đợc.

“Chất lợng giáo dục là một phạm trù động, thay đổi theo không gian, thời gian và theo bối cảnh. Chất lợng giáo dục có thể đặc trng riêng cho từng đối t- ợng, quốc gia, địa phơng, cộng đồng, nhà trờng. Tuỳ từng đối tợng mà có cách nhìn chất lợng và hiệu quả khác nhau” [11,Tr.8]

“Chất lợng GD-ĐT là sự thoả mãn tối đa các mục tiêu đã đợc đặt ra với sản phẩm giáo dục, là sự hoàn thiện trình độ kỹ năng, thái độ theo mức độ đã xác định và khả năng đợc nhu cầu xã hội hoá cá nhân, đồng thời thoả mãn yêu cầu kinh tế - xã hội luôn phát triển” [12].

Vậy, chất lợng giáo dục luôn gắn liền với hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của giáo dục và đào tạo . Chất lợng giáo dục có tính chất không gian, thời gian và phù hợp với sự phát triển của XH. “Chất lợng giáo dục phổ thông là chất lợng sản phẩm cuối cùng của quá trình giáo dục phổ thông, đó là chất lợng học vấn của cả một lớp ngời mà bộ phận lớn vào đời ngay sau khi ra trờng, sự kế tiếp của bộ phận này sau mỗi năm học tạo ra sự chuyển hoá từ lợng sang chất của trình độ dân trí, bộ phận còn lại nhỏ hơn đợc tiếp nhận vào quá trình đào tạo chuyên nghiệp, sự kế thừa của bộ phận này tạo ra sự chuyển hoá từ lợng sang chất của đội ngũ nhân lực có hàm lợng trí tuệ cao với tất cả dấu ấn lên nhân cách của họ, của quá trình giáo dục phổ thông” [8,Tr.9]

- Chất lợng dạy học

Chất lợng dạy học chính là chất lợng của ngời học hay tri thức phổ thông mà ngời học lĩnh hội đợc. Vốn học vấn phổ thông, toàn diện và vững chắc ở mỗi ngời chính là chất lợng đích thực của dạy học” [8,Tr.10]

Chất lợng dạy học là chất lợng của việc dạy và việc học, sự phát huy tối đa nội lực của thầy và năng lực học của học sinh, để sau khi ra trờng thì học sinh có đủ phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của thực tế cuộc sống. Chất lợng dạy bao gồm các công việc của ngời thầy đó: chuẩn bị giáo án, thực hiện giáo án đánh giá kết quả và điều chỉnh phơng pháp dạy; chất lợng học là

kết quả học tập của HS trong nhà trờng: Chuẩn bị bài ở nhà, tiếp thu kiến thức ở trên lớp, tự đánh giá kết quả và tự điều chỉnh phơng pháp học. Chất lợng dạy học ở trờng phổ thông đợc đánh giá chủ yếu về hai mặt là hạnh kiểm và học lực của ngời học. Chất lợng dạy học liên quan chặt chẽ đến yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc. Sản phẩm của dạy học đợc xem là có chất lợng cao nếu nó đáp ứng tốt nhất mục tiêu giáo dục mà yêu cầu kinh tế xã hội đặt ra đối với giáo dục phổ thông. Chất lợng dạy học là một bộ phận quan trọng hợp thành của chất lợng giáo dục và đợc quan tâm nh là kết quả giảng dạy và học tập. Vậy CLDH chính là chất lợng của ngời học hay kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà ngời học lĩnh hội đợc. [28]

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện diễn châu tỉnh nghệ an (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w