Quan điểm trần thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong hồi ký của tô hoài (Trang 32 - 34)

Trần thuật là một phơng tiện căn bản của phơng thức tự sự, một yếu tố quan trọng tạo nên hình thức của tác phẩm văn học. Cái hay, sự hấp dẫn của bất kỳ thể loại nào tuỳ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật trần thuật của nhà văn. Nên nghệ thuật trần thuật trớc hết thể hiện ở những nét đặc sắc trong việc sử dụng các quan điểm trần thuật của mỗi nhà văn. Khi kiến tạo tác phẩm một trong những điều khó khăn đối với nhà văn là phải lựa chọn cho mình một chỗ đứng thích hợp để kể câu chuyện, tham gia trực tiếp vào sự kiện cốt truyện hay đứng ngoài sự kiện. Việc tìm chỗ đứng này xác lập cho ngời kể một điểm nhìn trần thuật, để từ đó câu chuyện đợc bắt đầu. Với những cây bút tài năng quan điểm trần thuật không chỉ đảm bảo tính hợp lý, mà còn trở thành một hiện tợng nghệ thuật độc đáo. Cách vận dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật, góp phần tạo nên tính sinh động và hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm văn học. V. Ekhalidev đã nhận xét: “Trong tác phẩm tự sự điều quan trọng là tơng quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác điểm nhìn của ngời trần thuật đối với những gì anh ta miêu tả”. Điều đó có nghĩa là trần thuật trong tự sự bao giờ cũng đợc trao cho một ngời nào đó, đó là ngời môi giới giữa hiện tợng đợc miêu tả với ngời nghe. Ngời kể chuyện, là ngời tham gia vào câu chuyện nh một nhân vật, là ngời chứng kiến và cắt nghĩa các sự kiện đã xảy ra tuỳ theo quan điểm đ- ợc lựa chọn mà ngời trần thuật xuất hiện dới những t cách khác nhau. Có khi là ngời kể chuyện xng “tôi” kể về những gì của chính mình đã trải qua, đã quan sát giữ quyền kể chuyện từ đầu đến cuối tác phẩm (trần thuật theo ngôi thứ nhất –chủ quan hoá). Có khi kể chuyện theo ngôi thứ ba vô tình nào đó (trần thuật khách quan hoá) không xuất hiện và không tham gia vào quá trình diễn biến của

câu chuyện, câu chuyện dờng nh tự nó hiện ra. Việc lựa chọn các phơng thức trần thuật gắn liền với quan điểm trần thuật, căn cứ vào khoảng cách giữa chủ thể và đối tợng trong cuốn Nhập môn văn học đã chia quan điểm trần thuật trong tác phẩm tự sự thành 5 loại sau:

- Quan điểm trần thuật tham dự

- Quan điểm trần thuật không tham dự - Quan điểm trần thuật thông suốt - Quan điểm trần thuật khách quan

- Quan điểm trần thuật thông suốt và cả chọn lọc.

Quan điểm trần thuật có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm tự sự. Theo Hoàng Ngọc Hiến “việc nhà văn chọn quan điểm trần thuật từ đó câu chuyện đợc kể cũng giống nh nhà thơ chọn tiết tấu hay thể thơ tự do hay thơ không vần, sự lựa chọn này sẽ góp phần vào hiệu quả của tổng thể mà câu chuyện sẽ có”. Song lí luận hiện đại không phân biệt ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba mà mọi trần thuật đều xuất phát từ cái “tôi” hiểu biết sự việc đều là ngôi thứ nhất cả. Chỉ khác nhau ở mức độ ẩn hiện. Ngôi thứ nhất hình thức lộ diện, ngôi thứ ba hình thức ẩn mình [30; 187]. Nói một cách khái quát rằng trong hồi ký, tuỳ bút, bút ký… nói chung và hồi ký Tô Hoài nói riêng mọi sự biểu hiện, miêu tả, đều từ tác giả mà ra. Song để tạo nên hình tợng nghệ thuật tác giả thờng tạo ra kẻ môi giới đứng ra kể chuyện, quan sát, miêu tả, có thể gặp trong tác phẩm, ngời trần thuật theo ngôi thứ ba ẩn mình, và ngời trần thuật theo ngôi thứ nhất lộ diện.Sự phân chia này hoàn toàn tơng đối, và thuần tuý mang tính nghệ thuật. Ngời trần thuật là tác giả hoặc gắn với tác giả thờng trực tiếp x- ng “Tôi”, do nhu cầu phản ánh hiện thực với tất cả sự phong phú và chiều sâu trong tâm hồn con ngời. Tô Hoài thờng không duy trì một phơng thức trần thuật mà luôn luôn có sự thâm nhập, đan xen, phối hợp dịch chuyển các quan điểm trần thuật khác nhau, đó là đặc điểm nổi bật nhất tạo nên sự hấp dẫn uyển chuyển linh hoạt trong nghệ thuật dẫn chuyện của Tô Hoài.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong hồi ký của tô hoài (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w