Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong hồi ký của tô hoài (Trang 83 - 93)

Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật

3.2.3.Ngôn ngữ nhân vật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Nguyễn Khắc Phi - Trần Đình Sử) “Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của nhân vật trong tác phẩm tự sự và kịch. Ngôn ngữ nhân vật là phơng tiện quan trọng đợc nhà văn sử dụng để thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm có thể cá thể hoá nhân vật bằng nhiều cách nh nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ... Trong tác phẩm tự sự nhà văn có hớng trực tiếp miêu tả phong cách nhân vật, nhân vật bao giờ cũng đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát. Nghĩa là một mặt mỗi nhân vật có ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, mặt khác ngôn ngữ ấy phản ánh đợc đặc điểm ngôn ngữ của tầng lớp ngời nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp, trình độ văn hoá” [10; 183]. Tô Hoài quan niệm con ngời là

con ngời. Cuộc đời là cuộc đời “Ngời ta trớc hết phải là ngời ta chứ” Tô Hoài đã xây dựng chân dung nhân vật rất đỗi bình dị, từ cách ăn mặc, nói năng đi đứng đến suy nghĩ cảm xúc... Từ đó nhân vật nh đợc “chạm khắc” sâu hơn và nhân vật của ông gần gũi bình dị hơn từ cuộc đời thực bớc vào trang sách thật hồn nhiên. Đó là những hình ảnh những ngời thân yêu, trong gia đình cu Bởi - đó là giọng của ngời ông mang nổi buồn lu cữu “vì không con con trai” mà sinh ra chửi bới suốt ngày ngập tràn trong men rợu “ông tôi chửi bà tôi rằng: chỉ vì con mẹ trời đánh kia” mà ông không có con trai lần nào cũng một câu rũa ráy ấy” [30; 150]. Ngời ông lúc nào không “lầm lì” thì “quát tháo” còn bà thì dịu dàng cu Bởi tìm đợc nơi “trú ẩn” của yêu thơng vỗ về... “Bà đa cháu lên trờng nhé, lau nớc mắt đi học trò học choẹt rồi chả ngời ta cời cho” [30; 42]. “Nín đi, nín hẳn đi học trò mà khóc thì vào trờng thầy giáo cời đấy” [30; 42].

- “Dạo này cháu ăn đợc không? - Có

- Sao cháu váng cả ngời đi thế?

- Con giai mà lại nhớ nhà cháu chịu khó ở dới này học các chú đợc nhiều chữ vào rồi các chú xin cho cháu vào trờng công. Sau này nhớn lên đi làm kiếm tiền thì bà mới đợc nhờ cháu ạ” [30; 84].

Còn ngôn ngữ ngời mẹ lúc dịu dàng dỗ dành, lúc mắng chửi, lúc doạ nạt, thể hiện ngời phụ nữ tần tảo chịu thơng chịu khó vất vả trong cuộc sống mu sinh. ở gia đình Cu Bởi không phải ngời cha là trụ cột, là điểm tựa vững chắc cho gia đình mà gánh nặng đè lên vai ngời mẹ ngời phụ nữ mảnh mai, đầy cơng nghị. Chỉ vì sợ đi học mà cu Bởi khóc bị mẹ mắng:

“Đợc mày cứ đứng khóc đấy, khóc xong lên đờng thành - Tìm thằng Bòi Cẩu tao bỏ mày từ hôm nay”

- Cháu lạy chị rồi... cháu.

Ngay cả việc đi Kẻ Chợ ăn mì bị mất dây bạc mà cu Bởi thấy kẻ lấy trộm mà không giám nói đến khi mẹ cu Bởi phát hiện bị mất, cu Bởi bị một trận “lôi đình”:

- “Mày trông thấy sao mày không bảo - Có câm cái mồm không tao giết bây giờ

- Về nhà không đợc nói với ai... Ai mà biết tao đánh mày chết. Tại mày đấy” [30; 53].

Chân dung Nguyễn Tuân trong Cát bụi chân ai đợc Tô Hoài bộc lộ rõ, sắc nét từ con ngời, tính cách, lối sống và thú vui qua “khẩu khí” của chính nhân vật - đó là cái “tôi” tài hoa của nhà văn lớn, Nguyễn Tuân khẳng khái tuyên bố: “khi ta chết đi da ta thuộc làm va ly” có lúc ông bực tức với chính mình: “kể ra mình cũng có tội, cái tội nói bô bô không kín võ đợc nh cậu. Mà tớ chẳng có võ gì cả. Cũng không biết bơi, không biết cỡi ngựa. Bởi thế mới sinh chuyện. Nhng cũng không bực mình vì mọi thứ ngời ta đổ lên đầu, mình không nói thì thằng khác cũng nói” [31; 68]. Hay “mình là cái chó gì mà có thằng cũng bắt chớc cái tóc, cái râu, cái ba toang khệnh khạng vào nhà hát, lên máy bay... Ôi vui quá, cáu nhiều quá bực mình quá” [31; 69]. Và ngay khi ngồi ở “Ngã sáu đờng đời” thởng thức capê “áp chân tờng số nhà 81” Nguyễn Tuân bộc lộ tài năng quan sát, ông nói: “Cậu có để ý đờng phố bên Bắc Kinh lúc gần sáng những xe ca, xe lừa bánh gỗ cao lênh khênh, những lão đánh xe đầu hói nh quả da hấu ngồi ngất ngỡng trên đống củ cải, vẫn oai phong chẳng khác T- ởng Giới Thạch, Uông Tinh Vệ thất thế” [31; 13] và khi đó Nguyễn Tuân lại nhớ về Két

- Có nhớ Két không?

- Tay Két trinh sát tiểu đoàn 54?

- Cứ ngồi đây mình lại nhớ nó. Không hiểu sao” [31; 13].

Và khi Tô Hoài thổi sáo, Nguyễn Tuân nói thẳng vào mặt Tô Hoài “Ông cất đi cho tôi nhờ. Nghe ông thổi sáo, tôi đau tái hơn đau chân thấp khớp”

không chỉ thế Nguyễn Tuân còn giọng “rỉa róc” khi Tô Hoài từ “chân núi Là” sang chở Nguyễn Tuân ở Thợng Yên. “Chỗ núi Là không đủ kín mà phải chiu sang Thợng Yên. Theo thằng này rồi thì sốt rét, rồi bụng báng chết hết...” [31; 39]. Thậm chí Nguyễn Tuân còn “cáu kỉnh nhẹ nhàng” với Tô Hoài “có khi mày bảo chúng nó viết đi, để ông với mày đi chơi, thế có phải biên chế bớt đợc ngời không!”. “Này chúng nó đơng đồn ầm lên ông mới nói, nếu ông còn trẻ thì ông cũng bỏ đất này ông đi” [31; 67]. Thế nhng khi đã bực bội lên thì Nguyễn Tuân sẵn sàng “Thế này thì mình xin ra Đảng” [31; 69]. “Ông chỉ làm cái gì ông thích thôi” [31; 147] thậm chí Nguyễn Tuân nói thẳng vào mặt Tô Hoài: “Mồm nói thế này bụng lại nghĩ thế, là thằng đều. Mày gọi là thằng cơ hội, là thằng bịp cũng thế” [31; 147]. Chỉ vài câu đối thoại với bạn đồng nghiệp, đợc Tô Hoài “ghi” lại đã “góp” cho ta một cái nhìn “đầy đủ” hơn về chân dung nghệ sĩ lớn đầy cá tính, thậm chí “không bình thờng” in đậm trên trang văn. Còn đây là “giọng” của Nguyễn Sáng đang “ngậm ngùi” nhờ Tô Hoài “tìm vợ” “biết đâu mà tìm chắc nó về Tây đã lâu, mày làm báo hay đi nhiều nơi dò la hộ tao xem nó ở đâu”. Nhng cũng có một Nguyễn Sáng “bốp chát” vỗ thẳng vào mặt ngời khác: “chỉ có một thằng Sáng thôi còn đâu thì cứt hết” “Nguyễn Tuân à đừng tởng bở! Ông không biết viết tiểu thuyết, truyện không có nhân vật vứt đi”. Với Nguyên Hồng một con ngời giản dị chân chất giàu cảm xúc giàu lòng tự trọng con ngời ấy cũng rất thẳng thắn có khi rất quý trọng bạn bè “Nguyên Hồng lui cui dẹp quanh cho tôi ngồi tựa lng vào tờng và mời Tô Hoài ăn món đặc sản “Nem Sài Gòn” nhân rau đàn bà đẻ, nhng có lúc Nguyên Hồng nổi cáu văng tục khi không chịu nổi cái uất ức dồn nén trong lòng: “Nguyên Hồng buông tờ báo xuống, rồi Nguyên Hồng xua tay nói hét vào mặt: Tiên s mày! Thằng Câu Tiễn! Ông thì không! Nguyên Hồng thì không!

- Tao tính cả rồi. Trông đây này. - Tao về Nhã Nam

- ừ, Nhã Nam, đủ, đủ lắm rồi. Ông đ chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam” [31; 118]. Nhng ông cũng là nhà văn dễ đồng cảm với “những ngời khốn khổ”. Có tài năng và tâm huyết với nghề, ông nghẹn ngào nói rằng: “Tôi làm báo không kể giờ giấc, không quản thức đêm thức hôm, tôi bỏ hết sáng tác cố làm cho kịp. Suốt tuần tôi bận bịu về nó hơn con mọn, bỏ ăn bỏ uống vì nó... Thế thì làm sao tôi có thể sai... Tôi đấu tranh thực hiện đờng lối văn học nghệ thuật của Đảng... Tôi hết tâm hết sức vì nó, tôi không thể, tôi không thể...” [31; 84]. Và ngay khi Nguyên Hồng bị hiểu nhầm “có thái độ chống đối những ngời tích cực” ông nói: “ừ, tao kiện, tao tin tởng đồng chí Sao đỏ không dễ thịt nhau nh thế. Tao không có điều gì không đúng với Đảng” [31; 111]. Nguyên Hồng còn nói đi nói lại rằng: “Rồi mày xem, rồi mày xem” [31; 112]. Nguyên Hồng là vậy vui buồn bất chợt, khi Nguyên Hồng cùng đi với Nguyễn Tuân, Tô Hoài ăn cơm rang bọc lá sen của ông Tiểu Lạc Viên, Nguyên Hồng mang một gói thịt chó hổ lốn, từ thái độ vui mừng hớn hở của ông chủ Tiểu Lạc Viên “có ngay, có ngay” sang thái độ dửng dng bực bội: “Ông ơi mang nó ra ngoài kia mang ra ngoài kia...” Nguyên Hồng ỉu xìu mất hứng giọng buồn thiu nớc mắt l- ng tròng nói: “lúc nãy chúng nó đòi đuổi ông, bây giờ thằng Tàu lại đuổi ông, tỉu cái nhà ma lớ” [31; 86]. Bằng ngôn ngữ của Nguyên Hồng Tô Hoài đã khắc hoạ tính cách “hồn nhiên” chân thực của nhà văn. Bên cạnh tình cảm bạn bè và tình cảm vợ chồng là sự lo lắng thiết thực của ngời chồng với gia đình với vợ con: “lúc nãy bu mày cha nói cho tôi biết giá một đấu gạo hôm nay mấy đồng! Nhà có muối dự trữ không? Phải trữ ngay kẻo Tây đánh lên mà không có muối mà ăn đâu! Mà nếu Tây đánh lên chạy gì cũng không quan trọng bằng chạy đợc cái chăn bông cho U, nhớ đấy”. Nguyên Hồng là nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo thống thiết yêu thơng đồng cảm với những ngời nghèo khổ bất hạnh đợc “chng cất” trong sáng tác của ông. Qua ngôn ngữ nhân vật trong hồi ký của Tô Hoài một lần nữa ta đợc khám phá thế giới bí ẩn của con ngời thể hiện rõ ở giao tiếp đầy chất khẩu ngữ đời thờng, ở cách bày tỏ nỗi niềm tâm trạng nổi bật ở

cách nói của Xuân Diệu ngời đã dành tình cảm nồng nàn u ái nhất cho Tô Hoài. “Bao nhiêu đứa xung quanh chọc tiết cậu, giết tiền của cậu. Ăn làm gì một món ở đây nó thiến bằng cả tháng thịt chó... Thằng này cái gì cũng đoán mà nói ác. ừ để nhớ đến nhau thôi... Có gì đâu mà tinh quái” [31; 175]. Thế nhng ẩn trong sâu thẳm con ngời ấy là nỗi đau đớn khát khao ham muốn của một ngời đàn ông “không bình thờng” Xuân Diệu phải dồn nén vật vã trớc khát vọng hạnh phúc và trớc d luận xã hội mà tạo hoá đã gây nên cho ông trong tiếng thở dài “chúng mình già rồi” [31; 175]. Còn đây là ngôn ngữ của anh Sự - Bí th xóm Đồng nơi nhà văn đi thực tế. Anh Sự “trịnh trọng nhấn mạnh một câu trong cuộc họp: “Ta tiến lên hợp tác xã ví nh cái xe, là cái xe thì việc của cái xe là đi dù đờng còn xấu, còn gồ ghề nhng vẫn là đờng cho cái xe lăn bánh ta phải cố gắng...” [34; 54]. Sự nhăn nhó nói: “Tôi họp cả ngày nghe huyện dạy làm rồi bảo cho hợp tác xã thí điểm đợc lên huyện lĩnh một sọt bèo” “thôi thì ta cứ đem về thử, có hỏng cũng chẳng chết ai” và Sự đa nghi nói khéo: “bèo là phân bón, công tác phân bón của đồng chí Quốc, bố ạ” [34; 81]. Còn vợ Sự “Nhà là đảng viên, là bí th, là chủ nhiệm thì phải vào hợp tác xã cho có thành phần. Tôi ở ngoài, bao giờ làng này lên hợp tác xã hết thì mẹ con tôi cũng lên” [34; 56]. “Ngày mùa, cũng cho con gà con qué kiếm miếng mất của ai?” và giọng chị đanh lại chao chát: “Thóc của thiên hạ đâu vào đấy, ai dám mó vào con hùm cha vồ mất hạt nào đâu” [34; 95]. Hai vợ chồng với hai quan điểm trái ngợc nhau có cái hùng hồn của anh làm việc công, và có cái t hữu của anh nông dân luôn phải toan tính vì cuộc sống. Những con ngời đó sau bốn mơi năm Tô Hoài trở lại đã đổi thay hẳn lời ăn tiếng nói. Với anh Sự thì chau mặt “không! xuống làm chó gì?” [34; 550], và vẳng một câu dõng dạc chửi vợ con “đồ đĩ rạc” [34; 553]. Khi gặp Tô Hoài chị Sự nói bằng câu chào hàng kiểu “con buôn”. “Ôi kìa anh T. Vẫn thế, trẻ ra đấy”. “Anh để xe ở đâu, ngoài đình à? Khéo nó tháo mất...” “Sáng nay khách tôi ngoài tàu hẹn có thong thả thì mời anh ra Diêm chơi” [34; 552]. Thể hiện ngôn ngữ của vợ chồng Sự, Tô Hoài treo lửng câu hỏi giữa chừng cho ngời đọc

cùng khắc khoải, trăn trở với về văn và con ngời và cuộc đời. Ông Ngải đến với Tô Hoài và độc giả bằng câu nhận xét của Phùng Quán. “Ông lão nhà anh ở giống Phan Khôi” - đó là chủ nhà mà Tô Hoài ở khi đi thực tế - ở xóm Đồng là ngời nông dân thật thà chất phác, cần cù siêng năng và giàu kinh nghiệm trong sản xuất khi ông nói với Phùng Quán về cách ủ phân: “Đất tờng đất vách ám khói bồ hóng ủ phân chóng ngấu. Sẵn cái mái bếp nhà tôi đợi có rơm thì lấy bùn ao đắp tờng mới, các anh đem đất ấy ra mà lót hố phân” [34; 62]. Ông cũng là con ngời bộc trực thẳng thắn, ông chửi đứa lời biếng cũng khác ngời: “không phải nó chịu hèn nằm ngửa ăn sẵn đâu, những đứa quân thâm hiểm lắm chứ chẳng vừa” [34; 81]. Bà Ngải tự hào nói về chồng: “Buồn cời quá khinh cả con trâu cũng chẳng bằng ông ấy, ăn thịt còn đợc chứ kéo lúa thì chỉ biết kéo. Hai bàn chân đấy vò lúa khéo bằng mấy trâu kéo đá” [34; 84]. Khi bí th Sự phổ biến nuôi bèo dâu, ông Ngải tranh luận, phân tích thực tế, bày tỏ ý kiến bằng chính sự từng trải kinh nghiệm của một ngời nông dân: “Đừng nuôi bèo dâu mà công toi. Bên Quỳnh Đôi làm đợc, còn ở ta đất bãi nên đồng không hợp bèo đâu” [34; 81]. Hay “đào đâu” [34; 60]. Và ông Ngải có món thịt vịt rắn cắn đãi khách, ông bảo Phùng Quán:

- “ở đây, chốc nữa chén thịt vịt

- Chú Quán sợ thịt vịt rắn cắn. Sợ quái gì!

- Anh xem, da dẻ nó hon hỏn thế này. Dại quá, cái nhà anh Quán... [34; 103].

- “Anh này số thật may, toàn đợc đánh chén, hôm đến thịt vịt, hôm đi lại thịt vịt” [34; 45]. Còn đây là cách Hoàng Trung Thông từ chối khéo rất “kiểu cách” khi ông Ngải mời ăn thịt vịt rắn cắn: “Thông cời: Ông thánh quá, đã bói đợc hôm nay nhà có khách... Hôm nay ông cho tôi kiếu. Tôi đa đợc ông bạn đến mọi khi tôi đã nói với ông. Bây giờ tôi phải lên xã họp...” [34; 44]. Điểm qua một số “khẩu khí của nhân vật cho ta thấy đợc dù đặc tả đối tợng là ai đi chăng nữa, thì ngôn ngữ của nhân vật trong hồi ký Tô Hoài cũng đạt tới sự sắc cạnh, tả

đúng tả trúng cái thần thái của nhân vật, tác động mạnh vào trí nhớ ngời đọc, để nhân vật của ông không lẫn với nhân vật khác. Mỗi ngời mỗi vẻ, mỗi hình dáng tính cách, cá tính, khẩu khí số phận và hoàn cảnh khác nhau. Với từng mảnh đời ấy góp nhặt tạo dựng cả một “quần thể ngời” sống động đa dạng và đợc cá thể hoá trong thế giới nhân vật, của Tô Hoài. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu cho rằng: “Đọc Tô Hoài ta thấy ông viết thật dễ dang nhng không chút dễ dãi về tất cả những gì mà ông quan tâm trong tầm quan sát chú ý của ông. Và nh thế đến với Tô Hoài ta chợt hiểu đó mới chính là ngời lao động ráo riết về ngôn từ, là ngời khai thác tối u công suất của ngôn từ” [37; 46].

Nh vậy ngôn ngữ nhân vật bộc lộ sắc nét bản chất, có thể nói đó là mặt mạnh trong hồi ký Tô Hoài. Chỉ cần vài nét phác hoạ, vài câu nói, vài dòng hồi tởng đã khiến cho ngời đọc hình dung ngay đợc con ngời bằng xơng bằng thịt

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong hồi ký của tô hoài (Trang 83 - 93)