Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong hồi ký của tô hoài (Trang 56 - 57)

Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật

3.1. Giọng điệu trần thuật

Trong Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi giọng điệu là: “Thái độ, tình cảm, lập trờng t tởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tợng đợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã ngợi ca hay châm biếm [10; 112]. trong sáng tạo nghệ thuật giọng điệu có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho ngời đọc: “thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn cha thể viết ra đợc tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [10; 113]. Hơn nữa giọng điệu ở đây không chỉ là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra ngời nói mà là một giọng điệu mang nội dung tình cảm thái độ ứng xử trớc hiện tợng đời sống”. Giọng điệu trong tác phẩm thờng đa dạng, không đơn điệu: “Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi ngời trần thuật kể chuyện hay nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, giọng điệu riêng. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với các giọng “trời phú” của mỗi tác giả nhng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tợng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không đơn điệu [40; 113]. Trong sáng tác mỗi nhà văn thờng có một giọng điệu riêng. Đọc văn của họ ngời đọc nhận ra giọng điệu, dáng vẻ, cốt cách riêng của họ. Văn Thạch Lam thờng có giọng kín đáo, giản dị nh cố dấu đi vẻ đẹp hồn hậu của mình, văn Nguyễn Công Hoan là giọng điệu suồng sã, giễu cợt, châm biếm sâu cay, văn Vũ Trọng Phụng là giọng điệu hài hớc, mỉa mai cay đắng... Còn văn Tô Hoài không “bó” chặt trong một giọng văn mà có sự pha trộn các sắc thái vừa dí dỏm hài hớc, vừa suồng sã

tự nhiên và trữ tình da diết. Đối với hồi ký của Tô Hoài, là nơi cái “tôi” nhà văn đợc bộc lộ rõ nhất cũng hội tụ đủ cái sắc thái ấy, đúng nh Hoàng Ngọc Hiến đã viết: “Ngôn từ không chỉ bao gồm từ, mỹ từ, trong tác phẩm văn học câu văn phải có hồn... Câu văn có hồn là câu văn có giọng, có ngữ điệu bởi vì từ ngữ của bài văn đợc chọn có thể thông báo nhiều điều quan trọng, những bài văn không có giọng đọc lên thấy nhạt nhẽo vô vị. Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trớc hết là giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là ở năng lực bắt đợc trúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra đợc giọng chính đáng cho tác phẩm mình viết”.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong hồi ký của tô hoài (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w