Giọng điệu tự nhiên suồng sã

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong hồi ký của tô hoài (Trang 61 - 65)

Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật

3.1.2.Giọng điệu tự nhiên suồng sã

Những nhà văn tài năng thờng tạo nên trong sáng tác của mình một hệ thống giọng điệu, một môi trờng giọng điệu. Khrápchencô khẳng định: “Đề tài, t tởng, hình tợng chỉ đợc thể hiện trong môi trờng giọng điệu nhất định, trong phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tợng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình, trớc hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trng của tác phẩm văn hoá với t cách là thể thống nhất hoàn chỉnh”. Trong hồi ký của Tô Hoài tái hiện những mảnh đời, những số phận trong các chiều kích không gian, thời gian khác nhau đã tạo ra một chân trời hồi tởng.Với sự liên t- ởng lớn cho phép nhà văn kể chuyện một cách tự nhiên “tung hoành” uyển chuyển linh hoạt bằng nhiều chất giọng, cho ta cách nhìn mọi vật, mọi sự việc ở nhiều chiều khác nhau. Bên cạnh giọng dí dỏm, hài hớc là giọng tự nhiên suồng sã. Nh cách chữa bệnh hắc lào rất “ngây thơ” lạc hậu của ông ngoại: “Ông tôi vẫn chịu khó chữa đầu mốc cho chúng tôi, ông tôi đem cái điếu bát ra sau nhà, ông tôi cầm cái nõ điếu lòng thòng quệt lên đầu tôi, nớc điếu xót lạ lùng. Tôi cắn răng nheo mắt. Nớc mắt ràn rụa mà không dám khóc lên tiếng. Đành ngồi lo vai, nhắm tịt hai mắt, xuýt xoa. Nớc điếu nham nháp chảy xuống, quanh tai. Mùi nớc điếu hôi nồng nặc nh hơi cóc chết, hơi thối tai... Ông tôi dặn: Cứ ngồi đấy phơi cho nớc điếu ngấm vào trong đầu” [30; 103]. “Ông tôi bắt ba đứa ngồi ngoài đầu hè, lần lợt ông tôi vốc bùn lên chát vào đầu từng đứa một. Bùn bám lủng củng lổn nhổn nh cả rổ ốc vặn bâu xung quanh chiếc gáo dừa, bôi xong đầu ba đứa vừa hết chậu bùn ao” [30; 104]. Hay bằng cách thử xem ngời ra đi có về nhà không rất dân gian này đã mạng đậm nét phong tục làng xã Việt Nam: “Dì Niêm xách cái bình vôi ra quệt rồi lên lng cóc. Phút chốc, con cóc

hoá trắng toát. Rồi túm đầu rơm, xách con cóc chạy thẳng ra ngõ. Thấy lạ tôi đuổi theo. Dì Niêm đem con cóc bôi vôi ra vứt tít ngoài cánh đồng. Tôi hỏi thế để làm gì. Dì đáp: Con cóc bôi vôi này mà lại tìm về đợc nhà ta thì bố mày cũng có ngày về, cháu ạ” [30; 107]. Tuổi thơ củaTô Hoài là chuỗi ngày lang thang buồn thơng trong cảnh gia đình nghèo đói, túng thiếu, vì thế tất cả kỷ niệm đọng lại dù nhỏ nhất, tởng chừng không đáng nói, không đáng nhớ cũng đầy ắp trong trí nhớ của ông, đó là món ăn rất đỗi bình dị nhng thấm đợm “U tôi gọi cho tôi một mẹt nem năm chiếc. Mẹt nem bỏ lẫn cả rau xà lách, tôi đặt lên đùi, bắt đầu ăn những chiếc nem vàng ngậy. Tôi chấm miếng nem vào nớc mắm dấm rồi đặt xuống lòng bát lót rau. Tôi và lùa, nhồm nhoàm vị chua lại đậm đậm pha ngòn ngọt thơm thơm. Mảnh bánh đa rơi vụn trên đĩa nhá giòn rau ráu… Thế mà tôi trông miếng nem vàng hây ngời ta vả vào nớc mắm dấm, vẫn thấy thèm...” [30; 87]. Hiện thực cuộc sống ẩn tàng trên trang sách của Tô Hoài, lời ăn tiếng nói của con ngời nơi đây đã đi vào một cách chân thành nhất “Con đĩ Bởi kia mày quyến rũ thằng Lâm đi đâu. Mày là con mẹ mìn à? Trêu tay bà, bà xé xác mày ra... Con đĩ Bởi kia! ... Con đĩ Bởi cha tiên nhân con đĩ B- ởi... Bà để tội cho mày...” [30; 117]. Xót xa và cay đắng hơn là nhân vật “tôi” tìm kiếm việc làm, làm đủ nghề để kiếm sống thậm chí làm cả cái nghề “rình gái cho cậu Quáng”. “Cậu Quáng xổ ra. Cô Bích vừa bớc lên xe nhà kiểu “ô mích” sơn đen lùn tịt ngời mê cậu Quáng không biết cậu Quáng đứng trơ mắt ếch ra ngó theo cho đến lúc cái xe bóng nhoáng chen lẫn vào đám đông xuống phía bờ hồ... Các anh cả, anh năm nhìn tôi tháy mắt. Họ đã tỏ tờng cái mê gái của cậu Quáng. Trông vẻ mặt tinh nghịch và cái bĩu môi của họ tôi hiểu trong bụng họ đang nghĩ đũa mốc chòi mâm son...” [30; 178]. Không chỉ cảnh tát nhau của cả lớp rôm rả, cành trò đãi thịt chim cho thầy mà ngay cả cảnh phải đi tết thầy đối với cu Bởi cũng mang lại nỗi buồn cái “rùng mình”, “Thế là tết thầy tôi năm nay đa bằng tiền. Nhng tôi không dám xin tiền U tôi. Những ngày cuối năm, thờng nhà tôi còn u ám những trận cãi nhau, mặc dầu tôi sợ thầy mà cũng

đành hậm hực sợ hãi, buồn bã, không dám hỏi xin tiền ai ở nhà. Ra giêng khai trờng, cứ nghĩ đến ngọn roi da của thầy giáo, tôi thót lng, buồn đắng miệng. Có thể, không có tiền lễ tết, thầy đánh cũng nên” [30; 119]. Nhng đến Cát bụi

chân ai và Chiều chiều thế giới nhân vật đợc đặt vào môi trờng thế sự. ở đó là

cuộc sống đời thờng với mọi công việc vụn vặt, vặt vãnh thờng nhật, mọi mối quan hệ làm ăn sinh sống, nếp sinh hoạt hàng ngày, mọi mối quan hệ tình cảm đợc phơi bầy... Nhà văn đã “mở ngỏ” trang viết của mình để cuộc sống tự nhiên ùa vào trang sách. Đặc biệt là khi viết về cuộc sống, thói tật riêng của mỗi nhân vật kể cả những nhà văn có tên tuổi, và chính mình thì giọng điệu tự nhiên suồng sã của ông càng tỏ ra đắc địa. Với Nguyên Hồng khi ông quyết định rời Hà Nội về Nhã Nam. Ông trân trọng rủ Tô Hoài đến và lúc ấy Tô Hoài mới chỉ có cảm giác về sự khác thờng trong nhà: “ngời trong phòng bề bộn hơn đồ đạc”, sự khác thờng trong “nụ cời nhẹ nhàng, không trả lời câu hỏi”, của vợ nhà văn. Lúc ấy thái độ của Nguyên Hồng mới chỉ là “nghiệm nghị” khi nói về việc bị nhầm “có thái độ chống đối những ngời tích cực”. Ông nói “ừ, tao kiện, tao tin tởng đồng chí Sao Đỏ. Không dễ thịt nhau nh thế. Tao không có điều gì không đúng với Đảng”. Ông cứ “Nói đi nói lại: - Rồi mày xem ! Rồi mày xem! Nhng đến khi đọc xong bài báo của Tô Hoài in trên báo Nhân dân thì Nguyên Hồng thay đổi hẳn thái độ: “Nguyên Hồng buông tờ báo xuống. Rồi Nguyên Hồng xua tay, nói nh hét vào mặt tôi: - Tiên s mày, thằng Câu Tiễn! Ông thì không, Nguyên Hồng thì không... Nguyên Hồng nói khẽ: Tao tính cả rồi, trông đây này... Tao về Nhã Nam. Tao về Nhã Nam. ừ Nhã Nam. Đủ lắm rồi. Ông Đ chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam”.

Nguyên Hồng xng “tao” khi thân mật, Nguyên Hồng xng “ông” khi bực tức, Nguyên Hồng văng tục khi không còn chịu nổi cái uất ức dồn ứ trong lòng, Nguyên Hồng bốp chát ngay khi không vừa lòng, không chấp nhận. Cái bỗ bã sỗ sàng ấy của ông bật ra một cách tự nhiên bởi chính đó là cá tính của ông, một con ngời thẳng thắn, giàu lòng tự trọng. Tính cách ấy lại ở trong con ngời

giản dị, dân dã từ cách ăn mặc, đến nói năng giao tiếp. Vì thế mà chân dung Nguyên Hồng trở thành chân dung ấn tợng của Cát bụi chân ai. Vẫn giữ giọng điệu ấy, Tô Hoài đã kể lại câu chuyện về Nguyễn Tuân và hoạ sỹ Nguyễn Sáng: “Sáng đến chơi mùng ba tết. Hai ngời uống vui câu chuyện xoay quanh nghệ thuật. Bốc lên Nguyễn Sáng hét: “Chỉ có một thằng Sáng thôi. Còn thì cứt hết”. Nguyễn Tuân giơ tay ra cửa “đi ngay”. Nguyên Sáng vẫn hăng: “Nguyễn Tuân à, đừng tởng bở! ông không biết viết tiểu thuyết. Truyện không có nhân vật, vứt đi”. “Anh ra khỏi đây ngay” Nguyễn Sáng lập cập xuống thang”. Gặp tôi, Nguyễn Sáng nớc mắt đầm đìa. Nguyễn Sáng bảo con gái tôi: “Ngời ta vừa tuổi chú”. Ngồi một lúc tỉ tê hỏi mới ra câu chuyện những cái tài cái tai gặp nhau. Nguyễn Sáng nói một câu sắc rợn: “Nó cũng khinh ngời bỏ mẹ, lại bảo mình khinh ngời”. “Lúc nãy có nói thế với Nguyễn Tuân không?”. “Cha nói hết câu, nó đã tống mình đi rồi. Tức quá đi luôn”. Những câu chuyện ấy chỉ có thể có trong những ngời bạn thân thiết, hiểu nhau đến tận cùng, yêu nhau đến tận cùng mới cố thể chia sẻ mọi trạng thái, tâm trạng của nhau. Vẫn là lối kể chuyện đan cài các sự kiện khi đang đi thực tế ở Thái Ninh - Thái Bình gợi nhớ lại chuyến đi thực tế, ở Nông Cống - Quảng Xơng cùng với lối sống cách ăn thử món ăn “lạ” - “món ăn thịt vịt rắn cắn” ở gia đình ông Ngãi là món sang nhất - hay đãi khách, hay món “dái trâu” đã để lại trong nhà văn nhiều d âm. “Cái dái trâu. Các xóm ngả trâu nhiều lắm, giết hết. Sợ bị lên địa chủ mà. Tôi bảo cho tôi cái này về thiết anh, đợc ngay. ấy là nhờ oai anh mà tối nay nhà tôi mới đợc ngửi hơi thịt trâu. Tôi chỉ chạy đùng đùng, thằng tào tháo đuổi tôi cả đêm. May quanh bờ rào bãi hoang, bĩnh chỗ nào cũng đợc. Vào nằm rúm ro thở mà không dám rên... Anh hái cho tôi mấy lá ổi, anh ơi! đã lâu không biết mặt gạo, cám đấy. Nuốt cái này thì bụng cứng lại ngay, hết đi ỉa. Cố ăn một bát anh ạ” [34; 38]. Đồng thời ông cũng đa ra cách chữa bệnh rất hữu hiệu bằng cách “ăn cám”. “Cám thì nh mạt ca, mày gỗ có lẽ cám đã hút tiệt phân lỏng trong bụng. Tôi hết đi ngoài. Ăn hai bữa cám, cả tuần không đi ra đợc, bụng réo òng ọc, rồi

đau cuộn lên, nổi từng cục...” [34; 38]. Nh vậy với giọng điệu tự nhiên suồng sã nhà văn đã góp phần nào bày tỏ đợc sự gắn bó giữa văn chơng và cuộc sống. D- ờng nh với thể loại hồi ký, thể loại mà thông thờng cái “tôi” của nhà văn sẽ trùm phủ lên mọi sự kiện lại cho thấy một hiện thực sống động, khách quan đến mức tởng chừng nh ta đang đợc chứng kiến tận mắt cuộc đối thoại của các nhân vật, sự bực bội của những ngời bạn trong cơn cao hứng. Chẳng cần phải né tránh Tô Hoài cứ “trần trụi” chỉ ra tính cách đến thói tật của từng chân dung nhân vật làm cho nhân vật hiện rõ con ngời “thật” hơn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong hồi ký của tô hoài (Trang 61 - 65)