Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 43)

nghiệp cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp

- Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã vượt qua bao khó khăn thử thách, mở rộng quan hệ với các nước theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh.

Trên thế giới hiện nay, KHKT phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đặt ra vị trí mới của giáo dục. Các nước đều xem phát triển giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo ra cơ hội học tập cho học sinh.

Công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt lĩnh vực giáo dục. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, công nghệ thông tin tạo điều kiện cho việc giao lưu hội nhập nhưng cũng tác động không nhỏ đến đạo đức nghề nghiệp của học sinh.

Đất nước ta sau hơn 25 năm đổi mới đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ với vị thế và diện mạo mới. Quá trình hội nhập đang diễn ra với quy mô toàn cầu tạo thuận lợi cho nước ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới. Hợp tác quốc tế mở rộng tạo điều kiện tăng đầu tư của các nước, các tổ

chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài, tăng nhu cầu tuyển dụng qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

+ Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đạo đức nghề nghiệp

Hơn 25 năm qua, cùng với sự phát triển chung mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, lĩnh vực giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Quy mô đào tạo không ngừng được mở rộng, số học sinh TCCN, học nghề dài hạn tăng lên nhanh chóng và có sự chuyển biến tích cực.

Sự vận hành của KTTT làm nảy sinh những thách thức nghiêm trọng đối với lĩnh vực giáo dục đạo đức song nó cũng cung cấp cơ hội phát triển đầy đủ. Muốn nắm bắt được cơ hội đó, đối với giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường hiện nay, phải từng bước thực hiện sự chuyển hóa trong giáo dục đạo đức. Tất cả quan điểm trong các môn học liên quan đến đạo đức đều là thế giới quan mà quan niệm tự nhiên, quan niệm lịch sử xã hội và quan niệm nhân sinh biểu hiện ra, phải biến nó thành giá trị chuẩn mực về đạo đức trong lòng học sinh, hình thành niềm tin vững chắc. Phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng nhằm hình thành thái độ và hành vi đạo đức nghề nghiệp đúng định hướng.

Việc chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN đã và đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực đời sống xã hội, nó vừa có tính tích cực vừa có tính tiêu cực đối với giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Ảnh hưởng của cơ chế thị trường đối với đạo đức nghề nghiệp là một hiện tượng hết sức phức tạp.

Về mặt tích cực: cơ chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, nâng cao tổng công lợi xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển con người về mọi mặt trong đó có đạo đức nghề nghiệp. Tham gia vào KTTT học sinh có điều kiện phát triển nhân cách như: tính quyết đoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp được khẳng định.

Về mặt tiêu cực: Bên cạnh đó, cơ chế thị trường cũng gây ra hàng loạt tiêu cực đối với giáo dục đạo đức nghề nghiệp và tiến bộ xã hội. Đó là sự phân hóa giàu nghèo, từ đó làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội.

KTTT dễ nãy sinh những tệ nạn xã hội: tham nhũng, tội phạm, chạy theo đồng tiền... Đó là sự kích thích lòng tham, dẫn đến đánh mất các giá trị chuẩn mực

nghề nghiệp của học sinh sau khi ra trường. Đặc biệt đối với những nước mới bước vào nền KTTT, sự đụng độ giữa KTTT và các giá trị chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp là vấn đề nan giải.

Trong thời đại nền kinh tế theo cơ chế thị trường như hiện nay, công nghệ tin học phát triển, liệu có cần dạy cho con người về đạo đức nghề nghiệp không? Trước đây, trong nền kinh tế nông nghiệp, khi mà các ngành nghề chưa phát triển phong phú, đa dạng thì người xưa cũng đã dạy phải lấy cái "Đức” làm đầu trong nghề nghiệp. Nghề gì cũng phải có đức, đã thất đức thì không làm nghề được. Ở Việt Nam có hai nghề được sớm đặc biệt coi trọng là nghề thầy thuốc và nghề thầy giáo. Một nghề nắm sinh mạng quyết định sự sống, chết của con người. Một nghề nắm “phần hồn”, quyết định đến sự phát triển nhân cách của con người. Hai nghề ấy, ngay từ bài học nhập môn, người học đã được học cái đức của nghề. Nói “Lương y như từ mẫu”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” người xưa muốn dạy cho người học: Thầy thuốc như mẹ hiền, học và dạy một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

Ở trường học, chúng ta vẫn thường nhắc tới câu "Tiên học lễ, hậu học văn". Lễ ở đây chính là quy tắc ứng xử nơi làm việc. Với mọi người và với bản thân mình trong mọi quan hệ, sau đó mới học đến kiến thức về nghề.

Tiếc rằng, hiện nay vẫn có một số thầy thuốc lạnh lùng, vô cảm trước sinh mệnh của người bệnh; một số thầy giáo có thái độ “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”... Họ cần phải được giáo dục trước hết về ý thức, tình cảm, trách nhiệm làm tròn nghĩa vụ mà xã hội phân công. Đạo đức nghề nghiệp là thái độ, cách hành xử của con người đối với công việc và đối với những người liên quan đến công việc của mình

Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức nói chung, một mặt được quy định bởi các giá trị đạo đức truyền thống, mặt khác nó cũng có tính độc lập tương đối và tác động đến đạo đức của các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Vì vậy trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN giáo dục đạo đức nghề nghiệp có vai trò rất to lớn góp phần định hướng mục tiêu nghề nghiệp cụ thể.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố bên trong của chính nền kinh tế thị trường, hình thành nên lớp lao động mới cho xã hội với đầy đủ năng lực và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết.

+ Thách thức đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong tình hình mới

Tình hình công tác giáo dục đạo đức cho học sinh được Đảng, nhà nước và nhà trường rất quan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Sự biến động của thế giới và trong nước đan xen cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực tác động đến quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới làm cho khoảng cách kinh tế và tri thức giữa Việt Nam và các nước ngày càng lớn hơn, nước ta có nguy cơ tụt hậu xa hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ tạo cho giáo dục nghề nghiệp cơ hội phát triển mà còn chứa đựng nhiều hiểm họa, đặc biệt là nguy cơ xâm nhập của những giá trị văn hóa làm ảnh hưởng đến giá trị nhân cách học sinh. Khả năng xuất khẩu giáo dục kém chất lượng từ một số nước có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục đạo đức ở Việt Nam, khi mà năng lực quản lý của ta đối với giáo dục xuyên quốc gia còn yếu, thiếu nhiều chính sách và giải pháp thích hợp để định hướng và giám sát chặt chẽ các cơ sở giáo dục đào tạo.

Ở nước ta sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt. Điều đó có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong cách tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và giữa các đối tượng người học làm ảnh hưởng đến việc giáo dục chuẩn mực nghề nghiệp cho học sinh.

Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập niên tới không chỉ cần số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực. Để tiếp tục tăng trưởng vượt qua ngưỡng các nước có thu nhập thấp đòi hỏi đất nước phải có đội ngũ nhân lực có trình độ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Mặc dù 62,7% dân số nước ta trong độ tuổi lao động nhưng trình độ của lực lượng lao động này còn thấp so với nhiều nước cả về kiến thức lẫn kỹ năng nghề nghiệp.

Thực hiện nghị quyết BCH Trung ương 4 của Đảng khóa XI, các trường chuyên nghiệp trong cả nước phải đào tạo được thế hệ kế cận với đầy đủ phẩm chất, năng lực và tăng cường công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh. Giáo dục nghề nghiệp cần tạo bước đột phá để tăng mạnh tỉ lệ lao động qua đào tạo. Vào năm 2020, tỉ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt 60%.

Hệ thống giáo dục đạo đức nghề nghiệp, sau khi hoàn thành các chương trình giáo dục nghề nghiệp, học sinh có năng lực và có đạo đức nghề nghiệp, kỹ luật lao động và tác phong lao động hiện đại đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động và quy định chuẩn mực nghề nghiệp.

- Vai trò của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trung cấp Chuyên nghiệp.

Nhà trường là nơi đào tạo ra các thế hệ tương lai cho đất nước, là nơi trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ cho học sinh bước vào đời. Thông qua nhân cách của mỗi cá nhân để giáo dục là một trong những nội dung quan trọng. Đạo đức là cái gốc giúp học sinh đứng vững với nghề, là cái nâng nghề nghiệp, tạo ra vị trí trong xã hội, được xã hội tôn vinh.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh là một hoạt động mang tính xã hội phức tạp từ nhiều phía: gia đình, nhà trường, xã hội được thực hiện đồng bộ trên các mặt: giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục hành vi, lối sống nề nếp, truyền thống... kết quả là hình thành ở họ những tri thức đạo đức, tình cảm, hành vi đạo đức lành mạnh. Từ nhận thức về các giá trị và chuẩn mực đạo đức dần hình thành các nhu cầu động cơ bên trong thúc đẩy các em có hành vi, hành động đúng và thể nghiệm chúng trong cuộc sống hàng ngày.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là quá trình xây dựng và điều chỉnh hành vi hoạt động của cá nhân phù hợp với mục tiêu đã định. Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn nhằm tạo ra một đội ngũ có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn mới.

Vai trò giáo dục đạo đức nghề nghiệp quy định đối với mỗi ngành có sự khác nhau. Với ngành y, Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa VII khi bàn

tới những giải pháp nâng cao y đức đã khẳng định: “Y đức được hình thành trong nhân cách, nhân cách ấy được hình thành từ nếp sống gia đình tế bào của xã hội, trong cộng đồng sinh sống, từ dưới mái trường phổ thông, đặc biệt trong các trường y. Trước tiên người thầy giáo phải là tấm gương mẫu mực về y đức để thế hệ học trò noi theo, chú trọng giáo dục về y đức cho học sinh, sinh viên trong ngành y là yêu cầu cấp bách” [5; 71].

Còn trong ngành sư phạm, đạo đức của người thầy giáo có vai trò quan trọng. Nghề dạy học có từ ngàn xưa, ngay từ thời đồ đá, con người truyền thụ kiến thức cho nhau dưới dạng cha truyền con nối – đó là khởi điểm manh nha của nghề dạy học. Kiến thức phổ thông và kiến thức nghề nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, nhưng kiến thức phổ thông bao giờ cũng là nền tảng, là chìa khoá để con người đi vào nắm vững nghề nghiệp. Mỗi một người trước khi vào đời cần phải học văn hoá và học nghề để nuôi mình, đồng thời cũng là để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bất kỳ một thành tựu kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật nào đều do con người tạo nên và suy cho cùng đều có sự đóng góp của nghề dạy học. “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo” (Phạm Văn Đồng).

Trong thực tế, mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác động lớn đến thái độ tinh thần trách nhiệm của học sinh. Hiện nay một số học sinh có biểu hiện tiêu cực trong vấn đề đạo đức nghề nghiệp, có thái độ, suy nghĩ vi phạm quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp làm ảnh hưởng đến tư tưởng, hành động khi tham gia vào công việc chuyên môn. Chúng ta cần phải nâng cao công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, tìm ra nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Mặt khác, trong bối cảnh đẩy mạnh xã hội hóa hiện nay cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức đối với người học. Số lượng trường lớp đào tạo rất nhiều, học sinh học xong ra trường không kiếm được việc làm hoặc làm không đúng với chuyên ngành được đào tạo. Tình trạng tiêu cực trong vấn đề công chức, xin việc cũng làm cho học sinh phải đắn đo suy nghĩ trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Việc

học tập không chỉ theo nguyện vọng, sở thích mà còn phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội và gia đình.

Tuy nhiên, đa số các em học sinh khi lựa chọn nghề nghiệp cho mình rồi sẽ cố gắng phấn đấu học tập tốt vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Vì vậy nhà trường và các cấp chính quyền cần chăm lo đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Nội dung chương trình môn học phải phù hợp với các em và có định hướng giáo dục rõ ràng làm cho học sinh hiểu được vai trò quan trọng của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

Kết luận chương 1

Những vấn đề cơ bản về lý luận của luận văn đã được giải quyết trong chương này. Những vấn đề cơ bản như: Đạo đức là những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh hành vi của con người, nó giữ một vai trò quan trọng nhằm cân bằng trật tự xã hội, tạo ra sức mạnh cộng đồng. Là một người học sinh đang trong quá trình đào tạo nghề nghiệp tương lai mà không có đạo đức sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển xã hội. Những nội dung và quy tắc về đạo đức nghề nghiệp của người học sinh đề ra dựa trên đặc thù của từng ngành riêng biệt, vì vậy có những điểm tương đồng và nét mang tính đặc thù riêng. Trong các mối quan hệ đạo đức nghề nghiệp, những ảnh hưởng, tác động đến đạo đức nghề nghiệp học sinh cần bám sát các quy định đạo đức nghề nghiệp đã

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w