Giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 60)

- Chấp hành tốt nội quy nơi cư trú Không sử dụng các chất gây

13 Giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ

nhiệm vụ

79 42,9 13 77 41,6 13

Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy những tiêu chí, phẩm chất đưa ra khảo sát ở cả hai ngành được học sinh đánh giá theo những thứ bậc khác nhau. Nếu lấy tiêu chuẩn từ 50% trở lên thì những tiêu chuẩn, phẩm chất sau đây được các em đánh giá cao và cho rằng cần thiết đối với học sinh khi ra trường đi làm:

- Lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức tốt - Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi - Năng lực, niềm tin nghề nghiệp - Tôn trọng nhân cách con người - Lí tưởng nghề nghiệp - Ý thức tự học, tự bồi dưỡng - Trình độ văn hoá cao - Trách nhiệm cao với công việc

Học sinh năm thứ nhất và năm thứ hai đều cho rằng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ giỏi là cần thiết đối với hoạt động giáo dục của học sinh (chiếm 90%), xếp ở vị trí thứ 2.

Sau đó là năng lực, niềm tin nghề nghiệp của học sinh: Học sinh ngành y sỹ đa khoa đạt 76,6%; học sinh ngành sư phạm mầm non, tiểu học đạt 78,4%, được xếp ở vị trí thứ 3.

Tuy nhiên có một số phẩm chất không được học sinh đánh giá cao như: Tin yêu tôn trọng đồng nghiệp; Tinh thần sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; Tác phong, lề lối làm việc; Lối sống trung thực, giản dị, lành mạnh; Giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ; Tham gia xây dựng tập thể (dưới mức 50%). Từ 14 nội dung trong bảng điều tra cho thấy học sinh Trường Trung cấp Việt - Anh bước đầu đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết của những phẩm chất đạo đức đối của người học sinh.

Nhìn vào bảng kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy rằng: ý kiến đánh giá đối với các phẩm chất cần thiết của học sinh thuộc hai chuyên ngành khác nhau nhưng cơ bản đồng nhất với nhau. Để đạt được điều này không thể thiếu vai trò quan trọng của nhà trường.

Bên cạnh ý kiến đánh giá của các em học sinh thì Ban lãnh đạo, cán bộ giáo viên cũng rất quan tâm và luôn luôn xác định giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhà trường đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan nhằm đảm bảo tốt công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt nhà trường đã quán triệt đến từng cán bộ, giáo viên để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ này trong sự nghiệp trồng người. Để hiểu được tình hình và công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở Trường Trung cấp Việt – Anh, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu 185 học sinh thuộc các ngành đào tạo về sự quan tâm của Ban Lãnh đạo nhà trường, cán bộ giáo viên và kết quả như sau:

Bảng 9: Nhận thức của Ban Lãnh đạo nhà trường và giáo viên trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh.

TT Mức độ Kết quả đánh giá

SL %

1 Rất quan tâm. 154 83,2

2 Bình thường. 27 14,6

3 Chưa thật quan tâm 4 2,2

4 Không quan tâm 0 0

(Nguồn: tác giả điều tra, tháng 4/2012)

Từ kết quả điều tra cho thấy nhà trường rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh (chiếm 83,2%). Không có ý kiến nào của học sinh cho rằng nhà trường không quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

Có 14,6% ý kiến đánh giá nhà trường quan tâm ở mức độ bình thường đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì Trường Trung cấp Việt – Anh ra đời muộn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục nhưng đã quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, thực hiện được mục tiêu giáo dục đào tạo, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực cho người học khi ra trường làm việc.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Việt - Anh là một hoạt động hết sức quan trọng không chỉ cần sự cố gắng của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh mà đòi hỏi phải có chương trình kế hoạch cụ thể của nhà

trường về các nội dung, con đường giáo dục nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình nâng cao chất lượng đạo tạo.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến của 250 học sinh với 10 nội dung giáo dục đưa ra và kết quả như sau:

Bảng 10: Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp của nhà trường

TT Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Mức độ thực hiện

Thường

xuyên thường xuyênKhông thực hiệnKhông

SL % SL % SL %

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w