- Chấp hành tốt nội quy nơi cư trú Không sử dụng các chất gây
13 Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu và năng lực còn hạn chế
3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và giáo viên về hiệu quả, chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP VIỆT - ANH, TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Hiện nay, công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp giữ vai trò hết sức quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục cho học sinh. Nắm bắt được vấn đề này Trường Trung cấp Việt – Anh đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh. Việc xây dựng và lựa chọn giải pháp phù hợp là điều rất cần thiết đối với nhà trường, sau đây chúng tôi đưa ra một số giải pháp cơ bản góp phần vào việc giáo dục đạo đức nói chung và của Trường Trung cấp Việt – Anh nói riêng.
3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và giáo viên về hiệu quả, chấtlượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh
Giáo dục là sự nghiệp mang tính toàn dân, toàn diện trong đó có giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Đây là vấn đề được các cấp lãnh đạo và giáo viên đặc biệt quan tâm nhằm tạo ra đội ngũ trí thức vừa có tài vừa có đức như lời Bác Hồ dạy. Thực hiện điều đó, Ban Lãnh đạo nhà trường đã cố gắng tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, khoa, tổ trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh thông qua một số hoạt động sau:
Hoạt động dạy học các bộ môn văn hóa
Thực hiện chỉ đạo của ngành giáo dục, Ban Lãnh đạo nhà trường xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục hàng năm theo tình hình thực tế của trường. Dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm, do đó nhà trường tập trung mọi nổ lực, thực hiện nhiều biện pháp tích cực để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của từng năm học và thực hiện nhiều biện pháp tích cực như sau:
Tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia nhiều đợt học tập, bồi dưỡng chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ.
Hợp đồng thêm nhiều giáo viên, đảm bảo đủ về số lượng đội ngũ giảng dạy và theo sát sự phát triển qui mô số lớp và số học sinh.
Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng nâng cao năng lực tự giác tích cực học tập của người học.
Chỉ đạo thực hiện chặt chẽ các qui chế, nền nếp hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Duy trì phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường.
Tích cực đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, hưởng ứng cuộc vận động “nói không với bệnh thành tích và gian lận trong thi cử ” do ngành phát động.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng phục vụ ngày càng tốt hơn cho việc dạy và học.
Tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Về qui mô phát triển: Số lớp - số học sinh tăng dần qua các năm học: năm học 2007 - 2008 có 5 lớp với khoảng 300 học sinh nhưng đến năm học 2011-2012, trường có tổng cô ̣ng 49 lớp với trên 3 nghìn học sinh.
Về chất lượng hiệu quả dạy - học: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường chiếm khoảng 98% .Tỉ lệ học sinh có học lực khá và giỏi khoảng 50%. Số lượng học sinh ra trường kiếm được việc làm khá cao.
Hoạt động giáo dục đạo đức, chính trị tư tưởng cho học sinh
Quán triệt mục tiêu giáo dục toàn diện, chi bộ luôn quan tâm giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho học sinh bằng nhiều biện pháp tích cực:
Đoàn TNCSHCM là tổ chức nòng cốt thực hiện nhiều chương trình giáo dục về đạo đức lối sống, lý tưởng CSCN, tinh thần yêu nước, phòng chống tệ nạn xã hội... cho học sinh thông qua nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác trong xã hội theo dõi quản lý học sinh, nhất là các học sinh cá biệt, đồng thời xử lý nghiêm minh những học sinh vi phạm kỷ luật đạo đức.
Với các biện pháp đã thực hiện, kết quả đại đa số học sinh có nhiều tiến bộ, tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm hàng năm trên 80% học sinh đạt loại khá và tốt.
Công tác chính trị tư tưởng:
Công tác chính trị tư tưởng được nhà trường quan tâm đúng mức, triển khai thực hiện bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho cán bộ giáo viên và học sinh.
Tổ chức cho 100% cán bộ giáo viên, công nhân viên tham gia đầy đủ các đợt học tập chính trị, để nâng cao nhận thức lý luận chính trị, củng cố lập trường quan điểm, nâng cao ý thức đạo đức.
Qua các biện pháp triển khai đã tăng cường nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức, 100% đã thật sự đoàn kết thống nhất cao, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng - Pháp luật của Nhà nước, qui chế của ngành, nội qui của cơ quan.
Trong học sinh Đoàn Thanh niên cũng tổ chức cho 100% đoàn viên thanh niên học tập các bài lý luận chính trị cơ bản, tham gia viết bài dự thi về tư tưởng
Hồ Chí Minh, tích cực thực hiện cuộc vận động “ học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”.
Lãnh đạo xây dựng tổ chức đoàn thể:
Nhà trường thường xuyên quan tâm chỉ đạo phát triển công tác đoàn thể ngày càng vững mạnh, hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
Công đoàn là tổ chức đại diện cho quyền lợi của cán bộ giáo viên chăm lo phát triển đời sống vật chất tinh thần và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, xây dựng khối đại đoàn kết trong nội bộ nhà trường.
Đoàn trường đã có nhiều biện pháp tích cực tổ chức giáo dục rèn luyện đoàn viên thanh niên, thực hiện nhiều chương trình hành động thiết thực sôi nổi góp phần vào kết quả chung của nhà trường.
Bên cạnh đó, nhà trường còn thường xuyên thông tin liên lạc về cho gia đình, thông báo tình hình học tập của học sinh để phụ huynh biết.
Công tác xây dựng Đảng:
Chi bộ luôn coi việc xây dựng tổ chức chi bộ Đảng thật sự trong sạch vững mạnh là then chốt, làm hạt nhân lãnh đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường. Học tập quán triệt chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là nội dung thường xuyên được triển khai trong sinh hoạt chi bộ. Công tác phát triển Đảng được quan tâm thường xuyên, vừa đảm bảo tăng về số lượng đồng thời đảm bảo tốt về chất lượng.
Hoạt động của giáo viênphụ trách công tác chuyên môn:
Giáo viên là người giữ vai trò quyết định trong việc giáo dục và đào tạo. Hồ Chí Minh đã từng đánh giá rất cao vai trò của thầy, cô giáo với sự nghiệp trồng người. Người nói: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục ”. Về phẩm chất của người thầy, Hồ Chí Minh yêu cầu: Phải giỏi chuyên môn; có lòng yêu nghề; phải có đạo đức cách mạng; phải yên tâm công tác; đoàn kết, thuần thục về phương pháp.
Quán triệt tinh thần đó, chúng ta phải coi trọng việc xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao, thể hiện trên cả 3 mặt: đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy. Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện để nâng
cao chất lượng chuyên môn cho các giáo viên như cử các giáo viên đi học Thạc sỹ, Tiến sỹ để nâng cao trình độ, phục vụ có hiệu quả cho công tác giảng dạy. Đặc biệt đối với ngành y, dược nhà trường phối hợp với các bác sỹ ở các bệnh viện tham gia giảng dạy cho học sinh.
Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, là người quản lý mọi hoạt động của lớp học, là người triển khai mọi hoạt động của nhà trường đến từng lớp, từng học sinh. Do đó trong đầu năm học 2011 - 2012 này Ban Lãnh đạo trường đã định hướng phân công những giáo viên làm công tác chủ nhiệm theo những tiêu chí sau:
- Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng. - Có uy tín - đạo đức tốt.
- Giáo viên giỏi, vững tay nghề. - Có tầm hiểu biết rộng.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề. - Thương yêu và tôn trọng học sinh. - Có năng lực tổ chức.
Nhà trường đã đề ra các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo và giáo viên đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp.