Hoạt động ngoại khóa, phong trào đoàn thể 53,6%

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 63 - 66)

- Chấp hành tốt nội quy nơi cư trú Không sử dụng các chất gây

4 Hoạt động ngoại khóa, phong trào đoàn thể 53,6%

5 Thông qua các môn chuyên ngành 30,2%

6 Học tập chính trị đầu khóa 62,3%

(Nguồn: tác giả điều tra, tháng 5/2012)

Qua điều tra tác dụng của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, chúng tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều cho rằng nhà trường đã sử dụng các biện pháp có hiệu quả. Trong đó hoạt động rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn, hoạt động giảng dạy các môn chính trị, tâm lí giáo dục, hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm, thực tập, lâm sàng được học sinh đánh giá cao hơn.

- Hoạt động kiến tập, thực tập, lâm sàng đạt : 76,7% - Dạy các môn chính trị, tâm lí, giáo dục... đạt : 70,8% - Rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ đạt: 66,4%

Môn tâm lí giáo dục là môn nghiệp vụ giúp học sinh hình thành những kinh nghiệm ứng xử, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Bên cạnh đó học sinh cho rằng hoạt động nói chuyện ngoại khóa về nghề nghiệp, về đạo đức, tổ chức các ngày lễ truyền thống, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội có vai trò quan trọng, (đều đạt tỉ lệ trên 50%). Trong các biện pháp giáo dục trên thì biện pháp giáo dục thông qua việc giảng dạy các môn chuyên ngành chiếm tỉ lệ thấp hơn cả (đạt 30,2%). Thực tế này cho thấy các giáo viên giảng dạy môn chuyên chưa thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục đạo đức vào bài giảng cho học sinh.

Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp hiện nay luôn được nhà trường quan tâm và xác định là nhiệm vụ quan trọng có vị trí hàng đầu trong mỗi giai đoạn. Khi học sinh bước vào trường, mọi điều còn bỡ ngỡ, được nhà trường tổ chức học chính trị đầu khóa, đó là tuần sinh hoạt bổ ích, thiết thực, nâng cao nhận thức và ý thức

phấn đấu học tập, rèn luyện và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội, đất nước. Do đó, học sinh nhận thức được tầm quan của các quy chế, quy định về xếp loại rèn luyện đạo đức của mình, nguyện vọng của học sinh mong muốn nhà trường tăng cường hơn nữa việc quản lý học sinh trong giờ học.

Nhìn chung học sinh của trường tham gia tích cực, nhiệt tình trong các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức nghề nghiệp như: học tập các nghị quyết của Đảng, của Đoàn, về các ngày lễ lớn. Các buổi: hiến màu nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hành trình về nguồn... Hàng năm, nhà trường tổ chức các buổi hội thảo khoa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và rèn luyện của học sinh. Cuối mỗi năm học, phòng công tác học sinh, phòng đào tạo, ban khảo thí có trách nhiệm tổng kết kết quả học tập và kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh trong nhà trường để biểu dương khen thưởng kịp thời.

Các môn chính trị, tâm lý, giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh. Với đội ngũ giáo viên có kiến thức chuyên môn tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm huyết với nghề nghiệp, thường xuyên cập nhật thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ trong dạy học, tự học để nâng cao kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu của nhà trường, của người học, vì vậy đã khơi dậy tính tự học, sáng tạo của học sinh. Học sinh say mê và hào hứng học tập các môn học Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạt kết quả khá cao trong quá trình học tập.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp được thể hiện thông qua phong trào hoạt động của Đoàn, Đoàn thanh niên Trường Trung cấp Việt – Anh là đơn vị xuất sắc, có đóng góp to lớn, thiết thực đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Hoạt động của Đoàn được thể hiện qua các nội dung: tham gia các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa, thể dục thể thao, văn nghệ, tình nguyện... Có được những kết quả đó là sự cố gắng hết mình của cán bộ, giáo viên và học sinh của trường. Vì thế, nhà trường phải luôn đề ra các chương trình, cách thức phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh.

2.3.2. Những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho họcsinh Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An. sinh Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An.

2.3.2.1. Những hạn chế

Trong thời gian qua Trường Trung cấp Việt – Anh đã đạt được nhiều thành tựu bước đầu trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, bên cạnh những kết quả đó việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

Việc thực hiện các nội quy quy định do nhà trường đề ra của một số học sinh còn chưa tốt, tình trạng vi phạm quy chế thi cử, trang phục, ý thức học tập trau dồi phẩm chất của một số học sinh chưa cao.

Một số em chưa thực sự yêu nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Sự lựa chọn nghề nghiệp của một số học sinh xuất phát từ ý muốn của bố mẹ, bạn bè hoặc chưa ý thức đầy đủ về nghề nghiệp mình đang theo học.

Chưa tích cực tham gia các phong trào hoạt động do nhà trường tổ chức, thiếu tinh thần trách nhiệm. Một số em cho rằng khi bước vào môi trường chuyên nghiệp mình chỉ cần tập trung học chuyên môn là đủ còn các hoạt động khác không giúp ích cho công việc sau này. Chính tư tưởng đó làm thiếu đi tinh thần tập thể ở học sinh.

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong các nhà trường là công việc đòi hỏi phải có thời gian và sự nổ lực rất lớn của Ban lãnh đạo Nhà trường, cán bộ giáo viên và bản thân các em học sinh. Tuy nhiên một số cán bộ giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác này và ảnh hưởng của cơ chế thị trường, lối sống tiêu cực hiện nay cũng có sự tác động không nhỏ tới công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh. Việc thực hiện kỷ cương nề nếp trong hoạt động dạy học của nhà trường đôi khi còn lỏng lẽo, công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Chưa xây dựng được mối quan hệ gắn bó thường xuyên giữa nhà trường, gia đình học sinh và nơi cư trú trong công tác quản lý, sự giám sát các hoạt động, sinh hoạt của học sinh còn chưa hiệu quả.

Trên đây là một số hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh của các trường TCCN nói chung và Trường Trung cấp Việt – Anh nói riêng. Những hạn chế này chỉ là một phần nhỏ trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp mà chúng ta cần khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường.

2.3.2.2. Nguyên nhân của thực trạng

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần hình thành nhân cách, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng, phẩm chất cần có khi các em ra trường. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu được nguyên nhân của thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu một số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Trường Trung cấp Việt - Anh. Theo đồng chí những nguyên nhân nào dưới đây đã hạn chế hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh? chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến và thu được kết quả ở bảng 13

Bảng 13: Nguyên nhân hạn chế hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh.

TT Các nguyên nhân Số ý kiến Xếp loại

1 Tác động tiêu cực của nền KTTT vào nhà trường 25 12 Chưa xây dựng được một môi trường văn hóa hoàn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 63 - 66)