Giáo dục tình yêu nghề nghiệp cho học sinh và xem sự hăng say học nghề là tiêu chí khẳng định thương hiệu của nhà trường

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 83)

- Chấp hành tốt nội quy nơi cư trú Không sử dụng các chất gây

3.4.Giáo dục tình yêu nghề nghiệp cho học sinh và xem sự hăng say học nghề là tiêu chí khẳng định thương hiệu của nhà trường

150 137 91,3 13 8,7 9 Tránh tư tưởng ích kỷ, thực dụng 82 54,7 68 45,

3.4.Giáo dục tình yêu nghề nghiệp cho học sinh và xem sự hăng say học nghề là tiêu chí khẳng định thương hiệu của nhà trường

nghề là tiêu chí khẳng định thương hiệu của nhà trường

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng khẳng định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong phát triển đất nước”. Đối với tỉnh Nghệ An, phát triển nguồn nhân lực được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát huy vai trò nhân tố con người, là khâu đột phá, vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng lao động có phẩm chất tốt, năng lực cao và có cơ cấu ngành, nghề hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Trường Trung cấp Việt – Anh đã đề ra các giải pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trong đó giáo dục tình yêu nghề nghiệp và xem sự hăng say học tập là tiêu chí khẳng định thương hiệu của nhà trường là một trong những giải pháp quan trọng.

Tình yêu nghề nghiệp là một vấn đề mà nhà trường đang xây dựng để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh. Sau mỗi khóa ra trường học sinh làm việc hăng say, đầy nhiệt huyết với công việc sẽ mang lại thành công

rất lớn cho nhà trường trong việc xây dựng thương hiệu. Muốn thực hiện điều này

cần có sự phối hợp chặt chẽ của Ban Lãnh đạo, các phòng, ban, cán bộ giáo viên, phải đề ra được các nội dung cụ thể để hình thành tình cảm nghề nghiệp ở học

sinh. Để biết được hiệu quả của nhà trường trong giáo dục tình cảm nghề nghiệp chúng tôi đã đưa ra 8 tiêu chí thăm dò ý kiến 150 học sinh và kết quả ở bảng 15.

Bảng 15. Các yếu tố tác động đến tình cảm nghề nghiệp của học sinh.

TT Các yếu tố tác động Kết quả

SL %

1 Phẩm chất của người giáo viên 150 100

2 Sự nổ lực của học sinh 150 100

3 Xây dựng định hướng nghề nghiệp 131 87,3

4 Hình thành lý tưởng nghề nghiệp 126 84

5 Giáo dục lòng yêu nghề, đam mê nghề nghiệp 150 100

6 Nâng cao nhận thức nghề nghiệp 138 92

7 Nội quy quy định của nhà trường 97 64,7

8 Lời hay ý đẹp trong sách vở 83 55,3

(Nguồn: tác giả điều tra, tháng 6/2012)

Như vậy, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng các tiêu chí đưa ra có tác động rất lớn đến giáo dục tình cảm nghề nghiệp, qua đó khẳng định được thương hiệu của nhà trường.

Trong hoạt động dạy học và giáo dục, nhà trường dùng kỷ cương để rèn luyện kỷ luật cho học sinh; thầy giáo dùng nhân cách của mình để tác động vào tâm hồn của học sinh chiếm đến 100%. Nhân cách của người thầy giáo biểu hiện ở nhiều mặt. Đó là lòng yêu mến học sinh, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp, là lối sống, cách xử sự và kỹ năng giao tiếp của người thầy giáo. Tất cả những yếu tố đó chỉ có ở nhân cách của người thầy giáo mà không có kỷ cương nào của nhà trường hay sách vở có thể thay thế được. Nhà trường luôn luôn có những kỷ cương, kỷ luật và qui chế khen thưởng, trách phạt học sinh chiếm 64,7%. Sách giáo khoa luôn có những lời hay ý đẹp trang bị cho học sinh chiếm 55,3%,… nhưng tất cả những thứ đó chỉ là nền tảng, là công cụ của giáo dục trong việc giáo dục nhân cách học sinh của người thầy giáo. Kỷ cương, pháp luật chỉ tạo cho học sinh có tính kỷ luật. Sách giáo khoa trang bị cho học sinh kiến thức nhưng nhân cách người thầy chính là nhân tố quyết định nhân cách của học sinh. Đó chính là dùng nhân cách để giáo dục nhân cách.

Dạy học là nghề đào tạo con người, là nghề lao động nghiêm túc và vô cùng gian nan. Thầy giáo là người ươm mầm nhân cách học sinh. Công cụ chủ yếu của giáo dục là nhân cách của người thầy, cho nên nghề giáo đòi hỏi thầy giáo về

những phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn rất cao. Nó bao gồm kiến thức chuyên môn vững chắc và cuộc sống chân chính, nghiêm túc và phải luôn có ý thức nâng cao kiến thức và kỹ năng sống cho bản thân mình. Đó chính là tấm gương sáng để học sinh học tập góp phần hiệu quả trong việc hình thành tình cảm nghề nghiệp.

Định hướng nghề nghiệp là một trong những nội dung cần thiết cho sinh Trung cấp chuyên nghiệp hiện nay. Bởi thông qua đó học sinh sẽ nhận thức được đầy đủ hơn về nghề nghiệp mình đã lựa chọn như: xác định được rõ trách nhiệm, mục đích học tập và công việc sau khi ra trường, vun đắp thêm nhiệt huyết yêu nghề và niềm đam mê công việc. Phần lớn các cơ sở đào tạo đã và đang có nhiều các hoạt động nhằm giúp học sinh nhận thức rõ hơn với nghề nghiệp như: Trang bị kiến thức thông qua các môn học trên lớp, các chương trình thực tập nghề nghiệp, các buổi tọa đàm khoa học, các buổi tham quan thực tế, các hoạt động ngoại khóa…

Nâng cao nhận thức nghề nghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Việt – Anh là một yêu cầu rất cần thiết. Nếu yêu cầu này được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, chất lượng đào tạo của nhà trường, nó vun đắp tình yêu nghề nghiệp – yếu tố rất cần thiết để tạo dựng hành trang cho học sinh cống hiến và trưởng thành.

Về phía nhà trường: Cần tổ chức các chương trình, hoạt động thường niên nhằm kích thích sự sáng tạo trong học tập. Đây là một hoạt động hết sức tích cực để thu hút học sinh cùng tham gia, tạo không khí sôi nổi giúp tinh thần thoải mái. Điều đó sẽ giúp học sinh nhận thức rõ hơn về ngành nghề mình lựa chọn, tạo cho các em tình yêu nghề nghiệp. Ngoài ra, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với cơ sở tiếp nhận học sinh về thực tập như tổ chức các hội thảo hay tổ chức giao lưu gắn kết giữa lý luận với thực hành nghề nghiệp cho học sinh, giao lưu giữa học sinh với các thế hệ đi trước đã và đang hoạt động thành công trên con đường sự nghiệp để cổ vũ tinh thần hăng say học tập, vun đắp thêm chí hướng phấn đấu của thế hệ đi sau.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 80 - 83)