Được thực hành đúng chuyên môn nghề nghiệp 100 100% 4Có điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào thực tế9191%

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 85 - 89)

- Chấp hành tốt nội quy nơi cư trú Không sử dụng các chất gây

3Được thực hành đúng chuyên môn nghề nghiệp 100 100% 4Có điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào thực tế9191%

5 Cảm thấy rất thiết thực, bổ ích 98 98%

6 Thích thú với nghề nghiệp đã lựa chọn 85 85%

7 Chững chạc hơn 100 100%

8 Mạnh dạn, tự tin trước tập thể 100 100%

9 Năng động, sáng tạo 81 81%

10 Tạo thói quen làm việc độc lập 73 73%

(Nguồn: tác giả điều tra, tháng 6/2012)

Từ kết quả điều tra học sinh sau đợt thực tập, chúng tôi nhận thấy: tất cả học sinh sau khi kết thúc khóa thực tập đều nhận thấy rằng hoạt động thực tập là một việc làm rất quan trọng đối với các em trong quá trình đào tạo tại nhà trường, 100% đều được thực tập theo đúng chuyên ngành đào tạo, có cơ hội cọ xát với thực tế. Đến 90% cảm thấy yêu nghề hơn vì đây là khoảng thời gian các em được thể hiện năng lực chuyên môn của mình, từ đó làm cho tâm lý các em có sự thay đổi, các em cảm thấy chững chạc hơn, tự tin trước tập thể chiếm tới 100%. Khi đi thực tập được thể nghiệm thực tế về chuyên môn nghiệp vụ, làm quen dần với môi trường làm việc, tiếp xúc với nhiều người nên xóa bỏ được tâm lý rụt rè, e ngại ở các em, tạo thói quen làm việc một cách độc lập, kích thích tính năng động sáng tạo trong công việc. Chỉ có 10% học sinh cảm thấy bình thường với thực tập cuối khóa, điều này do nhiều yếu tố trong đó có sự lựa chọn nghề nghiệp không phải do sở thích của các em mà do cha mẹ, hoặc theo bạn bè, một phần do năng lực chuyên môn hạn chế làm cho các em khó hòa nhập được với môi trường công việc thực tế.

Bên cạnh đó, qua thực tập cuối khóa các em cũng nhận thức được những khó khăn trong công việc mà mình phải trải qua, được va vấp với những vướng mắc trong công tác chuyên môn từ đó sẽ nâng cao được tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của học sinh và sau khi ra trường tạo ra tâm lý tự tin cho các em lựa chọn địa điểm làm việc mà không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng phục vụ ở bất cứ nơi đâu nếu tổ quốc cần. Vì vậy thực tập cuối khóa là một hoạt động rất cần

Các trường cần phải có giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động thực tập cuối khóa cho học sinh giúp các em vững tay nghề và hình thành phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết cho bản thân.

3.6 Gắn hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với giáodục lòng yêu nghề của học sinh. dục lòng yêu nghề của học sinh.

Là một thành viên trong hội đồng giáo dục của nhà trường, Đoàn Thanh niên có nhiều thế mạnh trong việc phối hợp cùng các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục đạo đức nghề nghiệp, cũng như kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho học sinh.

Trong xu thế mở của giáo dục hiện đại, những kiến thức mang tính hàn lâm qua bài giảng của các thầy, cô giáo là yếu tố “cần” nhưng chưa “đủ” trong công tác giáo dục toàn diện. Với tính đặc thù trong hoạt động của mình, tổ chức Đoàn trong nhà trường có vai trò rất lớn trong các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn và phong trào thanh niên, trên cơ sở chương trình công tác của thành Đoàn, tỉnh Đoàn, Đoàn trường đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động. Trước hết là tăng cường phối hợp và vận dụng nhiều hình thức linh hoạt để tuyên truyền các chỉ thị nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với học sinh. Trong năm học vừa qua, Đoàn Trường Trung cấp Việt - Anh đã tổ chức các phong trào, hoạt động và thu hút được đông đảo học sinh tham gia mang lại hiệu quả thiết thực.

Đoàn Thanh niên của Trường Trung cấp Việt - Anh phải luôn đi đầu trong mọi hoạt động của nhà trường. Để góp phần tích cực vào việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, Đoàn trường cần đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống để nâng cao lý tưởng, niềm tin và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Để phong trào hoạt động thực sự có hiệu quả, đóng góp xứng đáng vào việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, xây dựng lối sống lành mạnh và đạo đức trong sáng cho học sinh, Đoàn Thanh niên, Trường Trung cấp Việt - Anh cần tiếp tục thực hiện các hoạt động sau:

Về công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp: Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, học tập các nghị quyết của Đảng, của Đoàn, không ngừng giáo dục về đạo đức, phẩm chất, tác phong cho đoàn viên học sinh nhằm xây dựng thế hệ trẻ thanh lịch, văn minh, hiện đại, yêu nghề.

Tổ chức tốt các hoạt động như: Hành trình về nguồn”, tham quan tìm hiểu hệ thống bảo tàng, di tích lịch sử trong tỉnh Nghệ An. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, các buổi lễ mít tinh, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, các buổi chiếu phim lịch sử…

Tổ chức thêm các diễn đàn, tọa đàm, các cuộc hội thảo tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh như: Bác Hồ với thanh niên- thanh niên với Bác Hồ; Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

Tiếp tục duy trì và phát huy vai trò của mạng lưới thăm dò dư luận học sinh, kịp thời uốn nắn những tư tưởng lệch lạc, chưa đúng (nếu có) của đoàn viên thanh niên. Làm cho đoàn viên thanh niên hiểu rõ âm mưu của các thế lực thù địch trong diễn biến hoà bình; nâng cao tinh thần cảnh giác, ý chí chiến đấu của tuổi trẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Về công tác học tập:

Tập trung tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác trong việc chấp hành quy chế học tập, kiểm tra, thi cử của đoàn viên học sinh.

Tích cực tham gia vào các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập của nhà trường.

Tăng cường các hoạt động ngoại khoá bổ trợ cho việc học tập của học sinh. Tiếp tục thành lập các câu lạc bộ chuyên ngành cho học sinh để các em có điều kiện giao lưu học hỏi, qua đó góp phần giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh.

Có cơ chế, chính sách rõ ràng hơn để động viên, khích lệ đoàn viên học sinh học tập.

Về công tác văn thể: Tổ chức thường xuyên các hoạt động văn nghệ, thể thao cho đoàn viên học sinh sinh viên, nâng cao tính mục đích, nội dung, chất lượng nghệ thuật cũng như tính chuyên nghiệp của các hoạt động này.

Tiếp tục thành lập các câu lạc bộ theo sở thích cho đoàn viên học sinh nhằm tạo nhiều cơ hội hơn trong vui chơi, giải trí, rèn luyện thể lực, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng thẩm mỹ cho học sinh.

Về công tác tình nguyện: Phát triển các mô hình tình nguyện tại chỗ; đẩy mạnh hoạt động tình nguyện phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc sống. Xây dựng mái trường xanh- sạch- đẹp, mái trường không có ma tuý và các tệ nạn xã hội.

Tham gia tích cực hơn nữa vào các hoạt động tình nguyện như: tình nguyện chung sức với cộng đồng; hiến máu nhân đạo; thăm hỏi, động viên trẻ em mô côi, tàn tật; tình nguyện đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, những hiện tượng xấu trong đời sống học đường, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch và hiện đại.

Về công tác xây dựng Đoàn và tham gia xây dựng, phát triển Đảng:

Tập trung vào việc xây dựng chi đoàn cơ sở nhằm tăng tính thực chất, bề rộng của phong trào. Tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn. Đảm bảo 100% học sinh là đoàn viên.

Thường xuyên, tích cực tuyên truyền về Đảng Cộng sản Việt Nam đến từng đoàn viên thông qua hệ thống thông tin của nhà trường. Tham mưu, đề xuất với chi bộ Đảng và cùng với chi bộ Đảng cử các đoàn viên ưu tú tham gia các lớp học cảm tình Đảng chuẩn bị cho việc kết nạp Đảng sau nay. Công tác giới thiệu đoàn viên xuất sắc cho Đảng cần được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo chính xác, dân chủ từ cấp chi Đoàn đến Đoàn trường, phù hợp với thực tiễn của nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để biết được hiệu quả hoạt động của Đoàn trường trong các phong trào, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu mức độ tham gia của tất cả 49 chi Đoàn trong nhà trường, các em học sinh và kết quả như sau

Bảng 16: Học sinh với các phong trào, hoạt động do Đoàn trường tổ chức

TT Nội dung Kết quả

SL %

1 Hoạt động tình nguyện 49 100

2 Kỷ niệm thầy thuốc Việt Nam ngày 27/2 27 55,1

3 Hội thi cắm hoa nghệ thuật và nấu ăn 49 100

4 Nét đẹp nữ sinh 25 51

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 85 - 89)