Chạy theo lối sống thực dụng 7 4,

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 57)

- Chấp hành tốt nội quy nơi cư trú Không sử dụng các chất gây

1 Chạy theo lối sống thực dụng 7 4,

2 Thiếu tinh thần trách nhiệm 5 3,3

3 Ý thức tự giác, tự giáo dục chưa cao 12 7,7

(Nguồn: tác giả điều tra, tháng 4/2012)

Từ kết quả điều tra trên chúng tôi nhận thấy rằng: những biểu hiện tiêu cực của học sinh về đạo đức nghề nghiệp chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động giáo dục của mỗi trường.

- Chạy theo lối sống thực dụng: lối sống thực dụng là lối sống khá phổ biến của giới trẻ hiện nay do tác động của cơ chế thị trường, làm ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh. Điều này cũng có sự tác động nhất định đến đạo đức nghề nghiệp của học sinh nhưng chỉ chiếm khoảng 4,7%. Nguyên nhân của lối sống này xuất phát từ phía bản thân, sống thiếu ý thức, sống xa gia đình, nhà trường chưa quan tâm nhiều đến giáo dục đạo đức. Xã hội càng phát triển càng đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm đặc biệt là lĩnh vực giáo dục vì đây là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần đưa đất nước hòa nhập với thế giới. Chính vì vậy mà nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh, giúp họ có định hướng nghề nghiệp trong tương lai, làm giảm yếu tố thực dụng trong lối sống của học sinh hiện nay để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

- Thiếu tinh thần trách nhiệm: Tinh thần trách nhiệm là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhân cách của mỗi người. Trong hoạt động học tập và rèn luyện ở môi trường chuyên nghiệp, một số học sinh còn thiếu tinh thần trách nhiệm chiếm khoảng 3,3%. Điều này do động cơ lựa chọn nghề nghiệp, thái độ đối với nghề nghiệp của học sinh khi mới lựa chọn ngành học. Có những học sinh đi học là do sự tác động của bạn bè, sức ép của gia đình nên không tạo ra được tâm lý thoải mái cho các em dẫn tới sự chán nản và không muốn phấn đấu, thiếu tinh thần trách nhiệm.

- Ý thức tự giác, tự giáo dục chưa cao: Hiện nay xu hướng của dạy học hiện đại là phát huy tính tích cực, tự giác ở học sinh, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Nhưng theo kết quả điều tra thì ý thức tự giác, tự giáo dục của học sinh chưa cao chiếm tới 7,7%. Khác với sinh viên ở các trường đại học, học sinh ở

làm điều kiện vào học. Mặt khác đa số các em đều sống xa gia đình thiếu sự quản lý trực tiếp của bố mẹ, người thân nên không có người kiểm tra nhắc nhở. Vì thế, nhà trường cần quan tâm đến đặc điểm tâm lý của học sinh để động viên, nâng cao ý thức học tập và rèn luyện giúp các em có kết quả cao trong học tập và tăng cường tính tự lập, tự giác nhằm khắc phục ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

Trong ba biểu hiện trên thì thiếu ý thức tự giác, tự giáo dục vẫn chiếm số lượng cao nhất. Nhà trường, các cấp và giáo viên cần tăng cường hiệu quả trong giáo dục học sinh để phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác giáo dục. Từ đó đào tạo cho xã hội các thế hệ trẻ đảm bảo yếu tố “vừa hồng vừa chuyên” như lời Bác Hồ đã căn dặn.

Để phát triển xã hội bền vững, những nhà giáo dục và những người có trách nhiệm phải có một hướng đi đúng đắn cho thế hệ trẻ hôm nay. Trong giá trị đạo đức nghề nghiệp, cần định hướng để họ có một lý tưởng sống, biết xây dựng cuộc sống trên những giá trị cao đẹp. Đồng thời, mọi người cần quan tâm đến những giá trị đạo đức, nhất là cần áp dụng những cách giáo dục mới vào việc đào tạo giới trẻ, vì họ là rường cột của xã hội. Giáo dục theo lối mới là giáo dục bằng tình thương yêu, nâng đỡ. Toàn xã hội cần phải làm nhiều hơn nữa để giáo dục một thế hệ trẻ có đạo đức nghề nghiệp đúng, có lý tưởng sống để có thể đứng vững trước mọi thách thức và sóng gió trong cuộc đời.

2.3. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinhTrường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An

2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệpcho học sinh Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An cho học sinh Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An

2.3.1.1.Tình hình giáo dục và công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An.

Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển nhằm đạt được ba mục tiêu cơ bản là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Cùng với sự phát triển chung của nền giáo dục nước nhà, Trường Trung cấp Việt - Anh đã ra sức phấn đấu, xây dựng và phát triển nhằm góp

phần tạo ra những công dân có trình độ chuyên môn tay nghề và đạo đức nghề nghiệp phục vụ cho quá trình phát triển đất nước.

Nhà trường đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất khá hiện đại phục vụ cho quá trình dạy và học, trang bị các phòng thực hành đạt chất lượng đáp ứng yêu cầu thực hành cho học sinh, gắn lý thuyết với thực tiễn. Hiện nay quy mô đào tạo của nhà trường không ngừng được mở rộng, số lượng học sinh tăng lên qua các năm, chất lượng dạy nghề có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt nhà trường rất quan tâm đến công tác giáo dục rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho học sinh.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 185 học sinh thuộc ngành y sỹ đa khoa và ngành sư phạm mầm non, tiểu học với 14 nội dung, gồm những phẩm chất mang tính chất chung của mọi nghề nghiệp, đồng thời mang tính chất đặc trưng cho nghề dạy học và nghề y kết quả thể hiện qua bảng 8

Bảng 8: Nhận thức về tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức của học sinh

TT T

Các tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức

Ngành y sỹ đa khoa Ngành sư phạm

Mầm non, tiểu học

SL % Xếp thứ SL % Xếp thứ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w