Thông qua thực tập tốt nghiệp để giáo dục tình yêu nghề của học sinh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 85)

- Chấp hành tốt nội quy nơi cư trú Không sử dụng các chất gây

150 137 91,3 13 8,7 9 Tránh tư tưởng ích kỷ, thực dụng 82 54,7 68 45,

3.5. Thông qua thực tập tốt nghiệp để giáo dục tình yêu nghề của học sinh

đã lựa chọn một cách kỹ càng trước khi đăng ký dự thi, tránh tâm lý “phổ cập đại học”, “chán nản buông xuôi”, “không có hứng thú với nghề nghiệp khi sự đã rồi”… tất cả những tâm lý tiêu cực đó sẽ dẫn tới tình trạng không thích học, bỏ bê học, thi rớt, học lại, lưu ban… như vậy sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của trường, làm phức tạp trong vấn đề quản lý.

Tích cực tham gia các hoạt động phong trào, các hội thảo, hội nghị, các buổi thực tế của lớp, khoa và nhà trường tổ chức.

Cần năng động, sáng tạo, chịu khó tìm tòi suy nghĩ tạo niềm say mê ngành nghề mình đã lựa chọn.

Lí tưởng nghề nghiệp của người học sinh là tiêu chí quan trọng thể hiện ở niềm tin, niềm say mê nghề nghiệp, tâm huyết với nghề, tận tâm với công việc, có lối sống giản dị lành mạnh… Điều đó tạo nên sức mạnh, động lực bên trong giúp học sinh vượt qua được những khó khăn trở ngại hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Lòng yêu nghề gắn liền với tình cảm nghĩa vụ và ý thức trách nhiệm của học sinh, nó là biểu hiện của tình cảm nghề nghiệp. Chính từ yêu cầu và đặc trưng của nghề nghiệp đòi hỏi người học sinh sự cố gắng và tinh thần trách nhiệm rất cao đối với quá trình học tập, yêu cầu công việc sau này đòi hỏi phải có tình yêu thực sự mới vượt qua những khó khăn trở ngại trên con đường sự nghiệp.

Giáo dục tình cảm nghề nghiệp và xem sự hăng say học tập của học sinh là tiêu chí khẳng định thương hiệu nhà trường, là giải pháp có vai trò quan trọng. Nhận thức được điều đó Trường Trung cấp Việt – Anh đang cố gắng gắn hoạt động dạy học với giáo dục tình cảm nghề nghiệp cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường.

3.5. Thông qua thực tập tốt nghiệp để giáo dục tình yêu nghề của họcsinh sinh

Hoạt động thực tập tốt nghiệp cuối khóa là một trong những hoạt động quan trọng của nhà trường khi học sinh đã cơ bản hoàn thành xong các môn học. Nhà trường có chức năng “dạy chữ, dạy nghề, dạy người”, như vậy đào tạo nghề là một

trong ba chức năng không thể thiếu nhằm khẳng định sự tồn tại của Trường Trung cấp Việt - Anh.

Trường Trung cấp Việt - Anh thực hiện kế hoạch thực tập cuối khóa cho học sinh thông qua việc tổ chức cho học sinh đi đến các cơ sở để học sinh tiếp xúc với thực tiễn.

Đối với mỗi ngành khác nhau thì hoạt động thực tập cuối khóa có những điểm riêng: đối với ngành y, dược thì hoạt động thực tế lâm sàng là một khâu quan trọng trong quá trình đạo tạo. Học sinh sau khi đã được trang bị những kiến thức cơ bản sẽ được thực hành tại các cơ sở khám chữa bệnh để rèn luyện tay nghề, được tiếp xúc với bệnh nhân. Do đó việc học thực tế lâm sàng tại các cơ sở y tế ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức nghề nghiệp của các em. Đây là cơ hội để các em học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, được thực hành cụ thể trên bệnh nhân, ứng dụng các kiến thức sách vở đã học vào thực tiễn.

Đối với học sinh ngành sư phạm, các em sẽ được về tại các trường mầm non, tiểu học để làm quen với môi trường giáo dục, tìm hiểu thực tế của các trường như thế nào. Từ đó giúp các em có cái nhìn toàn diện về nghề nghiệp của mình, làm cho các em cảm thấy yêu nghề hơn. Thông qua thực tập học sinh rèn luyện được kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, thể nghiệm được năng lực chuyên môn qua hoạt động giảng dạy. Từ đó các em biết được mình còn thiếu cái gì để bổ sung kinh nghiệm, kiến thức giúp các em tự tin hơn sau khi ra trường và các em cũng hiểu được đối tượng người học của mình.

Đối với ngành kế toán lại khác hơn so với ngành mầm non, y sỹ, ngành này đòi hỏi tính chuyên nghiệp rất cao, những kiến thức trên lớp hoàn toàn mang tính sách vở, khi ra thực tế công việc nó đòi hỏi sự vận dụng phải linh hoạt. Hầu như khi đi thực tập tại các doanh nghiệp các em phải làm quen từ đầu. Vì vậy mà thực tập là một bước rất quan trọng, nếu không các em sẽ không thể làm quen với công việc.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng tôi đã tiến hành điều tra 100 học sinh thuộc các ngành khác nhau sau khi các em đi thực tập tốt nghiệp cuối khóa trở về và kết quả như sau:

Bảng 16: Kết quả thu được sau khi kết thúc thực tập cuối khóa của học sinh.

TT Nội dung Kết quả

1 Yêu nghề hơn 90 90%

2 Bình thường 10 10%

3 Được thực hành đúng chuyên môn nghề nghiệp 100 100%4 Có điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào thực tế 91 91%

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w