1.4.1.1. Vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức
Các nhà khoa học đã nghiên cứu đã tổng kết vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức:
- Kiến thức thu nhận được: chỉ 1% - qua nếm; 1,5% - qua sờ; 3,5% - qua ngửi; 11% - qua nghe và 83% - qua nhìn.
- Tỷ lệ kiến thức nhớ được sau khi học: Chỉ nhớ được 20% - qua những gì mà ta nghe được; 30% - qua những gì mà ta nhìn được; 50% - qua những gì mà ta nghe và nhìn được; 80% - qua những gì mà ta nói được; 90% - qua những gì mà ta nói và làm được
Từ những tổng kết trên cho thấy: Để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao thì cần phải thông qua quá trình nghe, nhìn và thực hành. Quá trình dạy học và quá trình nhận thức được tổ chức ở mức độ cao, vì vậy TBDH là yếu tố quan trọng của qúa trình dạy học tại các cơ sở giáo dục
1.4.1.2. Vị trí của TBDH trong giáo dục dại học
Theo quan điểm của lý luận dạy học hiện đại, thì phương tiện dạy học (bao gồm cả TBDH) là một trong những nhân tố chủ yếu và quan trọng của quá trình dạy học: mục tiêu dạy học; nội dung dạy học; PPDH; hình thức tổ chức dạy học; phương tiện dạy học; người dạy; người học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
TBDH chịu sự chi phối của nội dung và PPDH. Nội dung dạy học quy định những đặc điểm cơ bản của TBDH, bởi lẽ việc lựa chọn và sử dụng TBDH phải được cân nhắc lựa chọn để sử dụng hợp lý nhằm đáp ứng được yêu cầu nội dung chương trình, đồng thời cũng phải thoả mãn các yêu cầu về
khoa học sư phạm, kinh tế, thẩm mỹ và an toàn lao động cho giáo viên và học sinh khi sử dụng.
1.4.1.3. Vai trò của thiết bị dạy học:
Thứ nhất, giúp người học dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn:
+ TBDH tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.
+ TBDH giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp
+ TBDH giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của HS vào khoa học
+ TBDH còn giúp người học phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cây,...); giúp HS - SV hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện.
Thứ hai, giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học; điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao.
1.4.1.4. Yêu cầu về TBDH trong việc nâng cao chất lượng dạy học
Khi đầu tư, trang bị TBDH, phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính sư phạm: Yêu cầu TBDH phải đảm bảo tính sư phạm, tức là TBDH được đầu tư phải có tác động đến tư tưởng, tình cảm, niềm tin của người học trong quá trình dạy học.
- Tính kinh tế: TBDH được trang bị phải phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi trường, phù hợp với nguồn vốn và điều kiện của từng thời điểm.
- Tính kỹ thuật: TBDH phải đảm bảo tính khoa học, tính hiện đại phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay và thậm chí còn phải đón đầu công nghệ mới