Nhà trường
Giáo dục đại học là một hệ thống gồm nhiều thành tố khác nhau như: Trình độ, năng lực quản lý; thầy dạy, người học; nội dung, chương trình, mục tiêu; phương pháp và cơ sở vật chất (trong đó có TBDH). Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học. Mỗi yếu tố có những chi phối, ảnh hưởng và tác động ở những góc độ khác nhau đến chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của riêng yếu tố nào mà còn phụ thuộc vào chất lượng của những yếu tố khác nữa. Có thể nêu ra một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học như sau:
Thứ nhất, vấn đề chất lượng quản lý: Để mang lại hiệu quả trong giáo dục- đào tạo, nhà quản lý giáo dục phải có khả năng định hướng, đưa ra được những quyết sách hợp lý để định hướng đi cho nền giáo dục, giám sát, đôn đốc, thúc đẩy mọi thành phần tham gia vào công việc giáo dục. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nền giáo dục của chúng ta còn nhiều bất cập về năng lực của người QLGD. Đó là, phần lớn người QLGD chưa đạt yêu cầu, chưa đủ năng lực quản lý. Nhiều nhà quản lý, thực hiện công việc quản lý của mình dựa trên kinh nghiệm, bản thân họ chưa từng hoặc rất ít được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Đây chính là vấn đề thiếu và yếu đối với trình độ, năng lực quản lý ở Việt Nam nói chung và đối với ngành giáo dục nói riêng.
Thứ hai, chất lượng “Thầy dạy”: Trong trường đại học, người thầy chính là người định hướng và hướng dẫn SV học tập và bước đầu nghiên cứu khoa học, giúp họ có kiến thức chuyên môn và hình thành kỹ năng nghề nghiệp. Như vậy, phải thấy rằng, vai trò của người GV - thầy dạy vô
cùng to lớn. Bởi vậy, chất lượng thầy dạy cần phải đảm bảo và đáp ứng vai trò là người định hướng. Tuy nhiên, vấn đề về thầy dạy hiện nay còn nhiều băn khoăn.
Trước hết, về số lượng. Hiện nay, số lượng thầy dạy trong nền giáo dục của ta còn rất thiếu thốn. Ở bậc học Cao đẳng, Đại học, tỷ lệ SV/GV là 1/30, có trường hợp là một GV phải “coi sóc” trên 100 SV. Về chất lượng, có khá nhiều GV đại học chưa đạt chuẩn để “làm thầy”. Như vậy có thể nói rằng yếu tố “thầy dạy” cũng chưa đáp ứng được mong đợi của toàn hệ thống giáo dục.
Thứ ba, chất lượng “người học": Chất lượng người học cũng là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng giáo dục. Nếu chúng ta có người quản lý giỏi, thầy tốt mà chất lượng người học kém, không đủ khả năng kĩnh hội kiến thức, tư duy và sáng tạo thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục.
Số lượng người học đại học của ta ngày càng tăng cao, nhưng chất lượng thì đang có biểu hiện đi xuống: có đến 62% SV có học lực trung bình trong khi số SV học xuất sắc và giỏi chỉ có 5,44%. Đầu vào của thành tố “người học” cũng là một khâu quyết định đến chất lượng đào tạo. Phải thấy rằng, SV hiện nay học rất nhiều, có nhiều điều kiện học hơn trước nhưng chất lượng lại kém hơn trước đây.
Thứ tư, nội dung và phương pháp giảng dạy: nội dung và phương pháp giảng dạy là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề “nóng” của nền giáo dục Việt Nam. Song, nội dung và phương pháp dạy học của ta hiện nay còn lạc hậu quá, nhất là các TBDH không đáp ứng được những yêu cầu của việc dạy - học.
Nội dung, chương trình đào tạo đại học Việt Nam có khoảng cách rất xa so với thế giới, hệ thống bằng cấp của ta không được thế giới công nhận. Đây chính là vấn đề đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam câu hỏi lớn về việc cải tiến nội dung, chương trình giáo dục.
Về phương pháp giảng dạy: Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục đào tạo có rất nhiều các dự án, đề án về đổi mới PPDH hiện đại, song chưa thực sự có hiệu quả. Nhiều trường, nhiều GV vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giải là chủ yếu, thậm chí còn đọc cho SV ghi chép. Những phương pháp đó đã làm cho SV trở nên thụ động, lười tư duy, không có tính chủ động, sáng tạo trong học tập.
Thứ năm, cơ sở vật chất, TBDH: Trong tất cả mọi chương trình, mục tiêu, quy trình đào tạo đều quy định sự cần thiết của CSVC và TBDH. Việc nâng cao chất lượng giáo dục không thể không đề cập đến vai trò của CSVC, TBDH và công tác quản lý CSVC, TBDH. Có thể nói rằng, việc cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo chỉ có thể thực hiện được nếu có CSVC và TBDH bảo đảm tính phù hợp vừa phục vụ tốt cho cải tiến, vừa hiện đại theo sự tiến bộ của mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo
Dù ngân sách hàng năm cho giáo dục tăng nhưng cơ sở vật chất phục vụ cho việc học hiện cũng chưa đạt yêu cầu nhất là những vùng “ngoài đô thị”, vẫn còn nhiều những lớp diễn ra dưới những “mái chòi” còn SV đại học phải học trong những phòng học thiếu tiện nghi ở những khu vực không dành cho việc học tập (gần các cơ sở sản xuất). Nhất là đối với những cơ sở đào tạo ngoài công lập, điều kiện học tập của SV rất thiếu thốn, nghèo nàn không đáp ứng nhu cầu của người dạy và người học.
Tiểu kết chương 1
Qua tìm hiểu lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau đây.
Vấn đề quản lý TB dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đã được nhiều tác giả nghiên cứu, nhưng quản lý TBDH ở các trường đại học, nhất là trường đại học ĐH KTKTCN còn ít, đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý TBDH ở trường Đại học ĐH KTKTCN
Với việc khái quát những nội dung cơ bản của lịch sử nghiên cứu về quản lý TBDH cùng với những khái niệm của đề tài như các khái niệm về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường, quản lý dạy học, quản lý TBDH… Nhà quản lý cần tập trung vào những vấn đề sau:
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, SV về vai trò của TBDH đối với chất lượng giáo dục ở các trường đại học trong xu thế hội nhập và phát triển, chú trọng đến mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học. Đặc biệt cần phải chú ý quản lý CSVC và TBDH, phát động trong GV phong trào sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình giảng dạy… Trên cơ sở lý luận đó, để đưa ra các giải pháp mang tính hợp lý, khả thi, chúng tôi cần phải nghiên cứu thực trạng quản lý TBDH ở trường Đại học KTKTCN
Chương 2