Đổi mới công tác lập kế hoạch QL TBDH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 79)

- Về công tác xây dựng kế hoạch: Kế hoạch QL TBDH của giảng viên chưa được chú trọng

3.2.3. Đổi mới công tác lập kế hoạch QL TBDH

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Lập kế hoạch là công việc có vai trò to lớn đối với công tác QL TBDH. Việc xây dựng kế hoạch khoa học, chi tiết sẽ giúp Nhà trường chủ động trong công tác QL TBDH; dự báo được những tình huống có thể phát sinh trong quá trình triển khai và thực hiện kế hoạch, từ đó có giải pháp điều chỉnh kế hoạch QL TBDH phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

- Nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết cho công tác QL TBDH và triển khai đến từng thành viên để mọi người nắm được. Trên cơ sở kế hoạch chung toàn trường, các bộ phận và cá nhân xây dựng kế hoạch của mình theo tháng, học kỳ và cả năm học để chủ động thực hiên.

- Nhà trường xây dựng quy chế hoạt động của bộ máy QL TBDH và phân công công việc cụ thể đối với từng bộ phận, cá nhân

- Nhà trường cũng xây dựng các quy chế thi đua, khen thưởng và kiểm tra, đánh giá đối với công tác TBDH.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

a) Đổi mới xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm TBDH

Xây dựng kế hoạch cần chia theo thời gian: dài hạn, trung hạn và ngắn hạn với các cấp độ: kế hoạch 5 năm, kế hoạch 2-3 năm và kế hoạch 1 năm học. Các cấp độ được xây dựng từ cấp phòng chức năng, khoa chuyên môn. Phòng Hành chính- Quản trị tổng hợp và tham mưu BGH lập thành kế hoạch hoàn chỉnh, trong đó chú ý công tác dự báo.

Kế hoạch đầu tư phải xây dựng trên cơ sở các điều kiện và nguồn đầu tư cho TBDH theo quy định của Nhà nước, gồm: ngân sách Nhà nước, vốn tự có, tài trợ, viện trợ, chuyển giao công nghệ, tự làm TBDH…

b) Đổi mới kế hoạch khai thác, sử dụng TBDH

BGH yêu cầu các phòng, ban và cá nhân xây dựng kế hoạch sử dụng, khai thác TBDH, phòng Hành chính - Quản trị tổng hợp báo cáo BGH.

Xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng nhằm kịp thời động viên, khuyến khích các thành viên tích cực sử dụng TBDH, đặc biệt là đối với giảng viên phải xây dựng thành tiêu chí trong thi đua và đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên.

c) Đổi mới công tác sửa chữa, bảo quản

Lập kế hoạch sửa chữa, bảo quản đối với mỗi TBDH nhằm tránh hư hỏng, thất thoát. Sau đó báo cáo và đề nghị BGH tạo điều kiện để thực hiện công tác sửa chữa, bảo quản thuận lợi, an toàn, như: xây dựng các phòng thực hành, thí nghiệm, kho chứa đảm bảo tiêu chuẩn; phân công, tuyển dụng các cán bộ chuyên trách có chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác này; Cán bộ chuyên trách kịp thời phát hiện và báo cáo BGH những TBDH hỏng để tiến hành sửa chữa tránh hư hỏng gây lãng phí.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

BGH phải xây dựng được các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và triển khai đến mọi thành viên trong toàn trường.

BGH tạo mọi điều kiện để thực hiện công tác QL TBDH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w