- Tổ chức chỉ đạo và triển khai xây dựng nề nếp của các hoạt động khai thác và sử dụng TBDH:
5 Tăng cường chỉ đạo sử dụng TBDH
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Luận văn bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác TBDH làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong giai đoạn tới.
- Luận văn đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng TBDH công tác quản lý TBDH của trường ĐH KTKTCN trong thời gian qua bằng phương pháp điều tra, lấy ý kiến và phương pháp tổng kết thực tiễn trải nghiệm tại nhà trường. Những giải pháp mà nhà trường đã nỗ lực thực hiện trong việc QL TBDH thời gian qua đã góp phần đảm bảo và từng bước nâng cao được chất lượng và hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên, việc nhận thức về tầm quan trọng của công tác TBDH ở trường còn chưa đầy đủ; công tác lập kế hoạch, tổ chức và triển khai thực hiện còn nhiều bất cập; công tác đầu tư cho TBDH còn nhiều hạn chế; nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách về TBDH còn thiếu và yếu; phong trào tự làm đồ dùng, TBDH chưa cuốn hút được nhiều thành viên tham gia.
- Khắc phục tình trạng trên, luận văn đã đề xuất 7 giải pháp chủ yếu nhằm quản lý công tác TBDH ở trường ĐH KTKTCN. Các giải pháp được khảo sát giá trị bằng phương pháp chuyên gia, kết quả cho thấy các giải pháp đó là cần thiết và khả thi cao, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ có tác dụng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực QL TBDH của đội ngũ CBQL, cán bộ chuyên trách và GV góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
2. Kiến nghị
Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau đây: