0
Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Mối quan hệ giữa các giải pháp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 86 -88 )

- Tổ chức chỉ đạo và triển khai xây dựng nề nếp của các hoạt động khai thác và sử dụng TBDH:

3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp

Các giải pháp đề xuất là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng công tác quản lý TBDH ở trường ĐH KTKTCN. Các giải pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất để quản lý việc sử dụng, khai thác TBDH trong giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của BGH, CBQL và đội ngũ GV về tầm quan trọng của TBDH và sự cần thiết phải quản lý TBDH.

Đây là giải pháp rất quan trọng vì nhận thức đúng thì hành động đúng. Thực hiện được giải pháp này sẽ đề cao được tinh thần trách nhiệm của người giảng viên đối với công tác TBDH, tạo ra tính tích cực chủ động trong việc sử dụng, bảo quản TBDH trong giảng dạy

Giải pháp 2 : Tăng cường công tác QL TBDH bằng phương pháp hành chính và chuyên môn

Kết hợp nhiều phương pháp để tạo sự linh hoạt trong quản lý TBDH, giúp nâng cao nhận thức của tập thể cán bộ và giảng viên Nhà trường về vai trò của TBDH.

Giải pháp 3:Đổi mới công tác lập kế hoạch QL TBDH

Lập kế hoạch QL TBDH là khâu rất quan trọng của quá trình quản lý. Bởi vậy, sau khi nâng cao nhận thức về vai trò của TBDH, thì công việc lập kế hoạch phải chi tiết, cụ thể và phân công công việc rõ ràng, đúng người, đúng việc.

Giải pháp 4: Tăng cường quản lý nguồn tài chính đầu tư cho TBDH Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, trong đó có kế hoạch đầu tư cho mua sắm, trang bị TBDH, cần tăng cường quản lý nguồn tài chính để tránh lãng phí.

Giải pháp 5: Tăng cường chỉ đạo sử dụng TBDH khi dạy lý thuyết và thực hành

Giải pháp này bắt buộc mọi GV phải thực hiện trong giảng dạy. Do đó, đòi hỏi bản thân GV phải tự bồi dưỡng, tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng khai thác và sử dụng các TBDH.

Giải pháp 6: Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho CB và GV tự làm đồ dùng, thiết bị dạy học.

Ngoài TBDH do nhà trường đầu tư, mua sắm, mỗi giảng viên cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc tự làm đồ dùng, TBDH để bổ sung vào hệ thống TBDH của Nhà trường.

Giải pháp 7: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng TBDH của đội ngũ cán bộ chuyên trách và giảng viên

Để nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác TBDH, Nhà trường cần chú ý công tác đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng TBDH kịp thời, thường xuyên và tạo điều kiện cho CB- GV tham gia học tập.

Nói tóm lại, muốn quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, thì cần phải thực hiện đầy đủ đồng bộ các giải pháp đã nêu trên một cách linh hoạt, đồng bộ và có sự điều chỉnh kịp thời với điều kiện, hoàn cảnh của Nhà trường.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 86 -88 )

×