Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với vấn đề đào tạo nghề lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27 - 29)

tạo nghề lao động nông thôn

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1956/QĐ/TTg ngày 27/11/2009, về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, trong quyết định nêu khá rõ sự quan tâm của Chính phủ trong việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn để từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng bền vững, ổn định góp phần hoàn thiện và thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tăng cường trách nhiệm các cơ quan Nhà nước trong công tác hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động, đồng thời huy động tối đa và phát huy có hiệu quả nguồn lực sẵn có trong dân để tạo thêm nhiều việc làm mới.

Ngoài ra, chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, - ưu tiên những người lao động là người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác là những đối tượng được ưu tiên học nghề. Địa bàn ưu tiên là các huyện nghèo, huyện mới thành lập trung tâm dạy nghề, huyện miền núi, biên giới hải đảo, vùng dân tộc thiểu số…

Đặc biệt, từ chỗ chỉ đạt tỉ lệ 10% lao động qua đào tạo vào năm 1997, qua 10 năm, đã nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên tới 23%, phấn đấu tăng tốc lên hơn 30% vào năm 2010 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, dạy nghề cả nước đang chuyển mạnh phương thức tự dạy nghề theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn) sang dạy nghề theo 3 cấp trình độ: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, có thể liên thông lên đại học. Từ chỗ, các trường nghề

có nghề gì dạy nghề nấy, nay chuyển sang dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và theo nhu cầu của xã hội, gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, gắn hệ thống dạy nghề với thị trường lao động. Chất lượng đào tạo nghề từng bư- ớc được nâng cao.

Việc phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Nếu định hướng đúng và tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phân luồng, hướng nghiệp trong thời gian tới sẽ góp phần cơ cấu loại hình đào tạo và trình độ lao động, phù hợp tiềm năng của mỗi người và gia đình, góp phần khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, từng bước bổ sung hoàn thiện nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế đang phát triển từ chuyên gia, kỹ sư đến thợ lành nghề, công nhân kỹ thuật ở từng nghề và nhiều loại nghề; từ các nghề truyền thống đến các nghề mới và hiện đại.

Tiểu kết chương 1

Đào tạo nghề cho lao động nông có vai trò rất quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay. Có thể khẳng định công tác đào tạo nói chung, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng luôn được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ rất lớn từ các cấp lãnh đạo, ban ngành,....qua đó, đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên, công tác đào tào nghề cho lao động nông thôn vẫn gặp phải những khó khăn, hạn chế rất lớn (sẽ được chúng tôi làm rõ trong chương 2). Trong chương 3 chúng tôi sẽ tập trung xác định những giải pháp quản lý thiết thực, phù hợp nhằm giải quyết những khó khăn, hạn chế đó để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng phát triển hơn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27 - 29)