Thực trạng quản lý kết quả đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 58)

- Cùng với việc hình thành và phát triển mạng lưới đào tạo nghề, thì cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho các trường Trung cấp nghề không

2 Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu

2.2.3. Thực trạng quản lý kết quả đào tạo nghề

Kết quả khảo sát chưa phản ánh được kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp của người học nghề sau khi tốt nghiệp tham gia làm việc trong các công ty, doanh nghiệp. Hầu hết lao động nông thôn sau khi học nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm đúng với nghề được đào tạo. Theo số liệu tổng hợp, sau khóa học người học nghề có việc làm từ 75% - 80%, riêng học viên học các lớp dạy nghề theo địa chỉ có 100% sau khi được đào tạo, doanh nghiệp nhận vào làm việc ngay.

- Đối với các nghề nông nghiệp: sau khi học xong, các lao động đều áp dụng được những kiến thức cơ bản vào nghề và nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Đối với các nghề phi nông nghiệp: một số nghề có thu nhập tốt như: nghề xây dựng, may giày da, chế biến thủy sản.

- Đối với các nghề tiểu thủ công nghiệp như: dệt chiếu xuất khẩu, thắt võng, gắn kết cườm, đan ghế nhựa,…đây là những nghề phù hợp với nhu cầu của người lao động sắp xếp công việc gia đình tham gia học được liên tục. Sau khi hoàn thành khóa học sẽ nhận nguyên vật liệu về làm và có thu nhập ngay, đây là việc làm hết sức có ý nghĩa về kinh tế và chính trị.

Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 352 tổ ngành nghề với trên 8.370 thành viên, 187 tổ hợp tác liên kết sản xuất kinh doanh với trên 3.950 thành viên. Riêng huyện Tam Nông, Cao Lãnh xây dựng được 08 câu lạc bộ tiểu thủ công nghiệp với trên 470 thành viên.

Bảng 2.18. Kết quả dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010

TT Trình độ đào tạo Kết quả đào tạo qua các năm

2006 2007 2008 2009 2010 1 Cao đẳng nghề - 207 380 524 592 2 Trung cấp nghề - 1.789 2.972 2.406 3.000 3 Công nhân KT 3/7 2.381 - - - - 4 Sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng 19.676 19546 18.320 18.900 17.908 Nguồn: Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020

Bảng 2.19. Đánh kiến thức, kỹ năng của người lao động sau học nghề

Nội dung đánh giá Cán bộ quản lý đồng ý Giáo viên đồng ý Doanh nghiệp đồng ý

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Kiến thức

chuyên môn tốt. 20 76,9 30 76,9 22 73,3

Kỹ năng tay nghề đáp ứng yêu cầu công việc.

18 69,2 29 74,3 18 60,0

Nguồn: Phiếu khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, DN của 3 trường trung cấp nghề, doanh nghiệp của tỉnh

Nhận xét: Các học viên tham gia học nghề về cơ bản có kiến thức và kỹ năng tay nghề đáp ứng được yêu cầu của công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, về tác phong công nghiệp, lề lối làm việc, chấp hành nội quy quy định nơi công tác còn hạn chế do nhận thức của người học nghề còn hạn chế, nhất là đối với người học nghề lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w