Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 63 - 65)

- Cùng với việc hình thành và phát triển mạng lưới đào tạo nghề, thì cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho các trường Trung cấp nghề không

3.1.2.Mục tiêu cụ thể

2 Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu

3.1.2.Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu trong cả giai đoạn 2011 – 2020 đào tạo cho 18.000 lao động nông thôn, trong đó có 40.000 người được đào tạo ở trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Chia ra lĩnh vực đào tạo: 120.000 lao động được đào tạo các nghề phi nông nghiệp để phục vụ cho các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất trong, ngoài tỉnh, xuất khẩu lao động (ngoài nông thôn) hoặc tự tạo việc làm, tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp phục vụ đời sống vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp; đào tạo 60.000 người cho các nghề

nông nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp trực tiếp tạo việc làm hoặc tìm kiếm việc làm ngay tại địa bàn nông thôn.

- Giai đoạn 2011 – 2015: Tập trung nguồn lực đào tạo cho 30 xã xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn này tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 95.000 lao động nông thôn (trong đó: 18.000 người được đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề).

+ Đào tạo nhóm nghề nông nghiệp và các dịch vụ nông nghiệp nông nghiệp cho khoảng 6.000 người, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, tay nghề cho lao động nông thôn làm nông nghiệp theo hướng hiện đại (tăng năng suất và hiệu quả lao động), phấn đấu tối thiểu đạt 80% số lao động nông thôn sau đào tạo có việc làm.

+ Đào tạo nhóm nghề phi nông nghiệp cho khoảng 6.000 người, nhằm tạo cho lao động nông thôn có một nghề để họ có thể tự tạo việc làm, hoặc tìm kiếm việc làm ở các nghề phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn, nhằm phục vụ đời sống nông thôn và sản xuất nông nghiệp; phấn đấu tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo đạt ít nhất 70%.

+ Đào tạo nhóm nghề phi nông nghiệp cho khoảng 7.000 lao động nông thôn để phục vụ cho các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động (ngoài nông thôn); số lao động nông thôn sau đào tạo có việc làm đạt ít nhất 75%.

- Giai đoạn 2016 – 2020: Tổ chức đào tạo cho khoảng 85.000 lao động nông thôn (trong đó: 22.000 người được đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề).

+ Đào tạo cho khoảng 6.000 lao động nông thôn học các nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp; tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo đạt ít nhất 85%.

+ Đào tạo cho khoảng 5.000 lao động nông thôn học các nghề thuộc nhóm nghề phi nông nghiệp, nhằm phục vụ trong khu vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo đạt ít nhất 75%.

+ Đào tạo cho khoảng 6.000 lao động nông thôn học nghề thuộc nhóm nghề phi nông nghiệp để người lao động tham gia làm việc tại đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp tập trung trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động; tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo đạt ít nhất 70%.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 63 - 65)