Đối với trường Trung cấp nghề Thanh Bình: Đang hoạt động trên cơ sở cũ (cơ sở vật chất Trung tâm dạy nghề) Cơ sở mới đang trong quá trình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 37)

sở cũ (cơ sở vật chất Trung tâm dạy nghề). Cơ sở mới đang trong quá trình thông qua quy hoạch xây dựng.

2.1.6. Chương trình, giáo trình đào tạo

Chương trình và giáo trình đào tạo nghề cho người lao động được các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh bổ sung và phát triển cho phù hợp với thực tiễn, dựa trên cơ sở Chương trình khung của Bộ Lao động - TB & XH ban hành cho từng ngành nghề và từng nhóm nghề đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng. Riêng đối với chương trình và giáo trình đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, các cơ sở dạy nghề dựa vào điều kiện thực tế của địa phương, từng vùng trong tỉnh biên soạn các giáo trình, giáo án giảng dạy, hàng năm cập nhật hoàn thiện và phát triển thêm cho phù hợp với thực tế và đáp ứng với yêu cầu của xã hội.

- Chương trình dạy nghề quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học của mỗi nghề.

- Chương trình dạy nghề do người Hiệu trưởng các Trường tổ chức biên soạn và duyệt thực hiện.

2.1.7. Tài chính

Các trường đều là đơn sự nghiệp có thu, nguồn kinh phí hoạt động chính là từ nguồn tuyển sinh học sinh đào tạo hệ trung cấp nghề, kinh phí nhà nước đặt hàng cho mỗi học sinh khi tham gia học nghề sẽ được cấp 4.500.000đ/học sinh/năm. Riêng đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trên cơ sở chỉ giao hàng năm, Trường xây dựng kế hoạch chiêu sinh tại các xã, phường, khi học viên đăng ký học nghề đủ số lượng, sẽ tiến hành mở lớp. Kinh phí mở lớp được cấp cụ thể theo từng nghề đào tạo, và

được dùng để chi các khoản như: giáo viên, thuê mặt bằng giảng dạy, vật tư thực hành,…

2.1.8. Hiệu quả đào tạo

Mục tiêu của công tác đào tạo nghề nói chung, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng là nhằm giúp cho người lao động sau học nghề có kỹ năng tay nghề, thái độ nghề nghiệp đúng đắn nhằm đáp ứng được yêu cầu việc làm sau đào tạo, tạo thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình người lao động, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Đối với công tác đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường Trung cấp nghề Hồng Ngự, Tháp Mười, Thanh Bình nhìn chung đã thực hiện tốt công tác đào tạo và việc làm sau đào tạo. Cụ thể, trước khi mở lớp nghề sẽ liên hệ trước các công ty, doanh nghiệp có liên quan nhằm giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt khoảng từ 90% trở lên.

2.2. Thực trạng quản lý công tác đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

2.2.1. Thực trạng quản lý các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo nghề

2.2.1.1. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cho đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 37)