Giải pháp 2: Làm tốt công tác quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề và đa dạng hóa hoạt động dạy nghề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 74)

- Cùng với việc hình thành và phát triển mạng lưới đào tạo nghề, thì cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho các trường Trung cấp nghề không

3.3.2.Giải pháp 2: Làm tốt công tác quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề và đa dạng hóa hoạt động dạy nghề

2 Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu

3.3.2.Giải pháp 2: Làm tốt công tác quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề và đa dạng hóa hoạt động dạy nghề

dạy nghề và đa dạng hóa hoạt động dạy nghề

3.3.2.1. Mục đích

Xây dựng mạng lưới cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn lao động kỹ thuật phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2020, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về sử dụng lao động của các công ty, doanh nghiệp, các ngành, các thành phần, vùng kinh tế về ngành nghề, trình độ đào tạo. Đồng thời đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động trong tỉnh, người học nghề chỉ đi học ở các nơi khác những nghề mà địa phương không đào tạo được hoặc có đào tạo nhưng chất lượng thấp. Từng bước đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề kỹ thuật giải quyết việc làm cho lao động, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp trong tỉnh, cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và mở rộng hợp tác lao động quốc tế thông qua xuất khẩu lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nhu cầu học nghề đều có cơ hội được đào tạo nghề.

3.3.2.2. Nội dung

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phải được hình thành theo các chuẩn quy định và đầu tư theo quy hoạch, tỉnh xây dựng quy hoạch về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh và các huyện, thị, thành phố của tỉnh cùng xây dựng quy hoạch đào tạo nghề cấp quản lý mình. Xác định năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn về ngành nghề đào tạo, chương trình, giáo trình, học liệu, giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề và trang thiết bị dạy nghề, qua đó xác định được khả năng dạy nghề của các cơ sở dạy nghề để có sự đầu tư, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

3.3.2.3. Cách thực hiện

- Khảo sát, xác định nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề ở các công ty, doanh nghiệp, các ngành nghề trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh và thị trường lao động tự do, nắm bắt số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động cần sử dụng lao động và lao động nông thôn đến năm 2020.

- Thí điểm các mô hình hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề thí điểm cho lao động nông thôn ở 3 nhóm ngành nghề, gồm: nhóm lao động nông thôn làm nghề phi nông nghiệp; nhóm lao động nông thôn làm nghề nông nghiệp, xây dựng các mô hình ở các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi thủy sản, chế biến lương thực, thực phẩm vốn là thế mạnh của địa phương; còn lại nhóm lao động học nghề phi nông nghiệp để chuyển đổi sang làm nghề công nghiệp – dịch vụ ở các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, đi làm việc ngoài tỉnh hoặc xuất khẩu lao động; hoặc lao động nông thôn tham gia học nghề ở các ngành nghề phi nông nghiệp trở về phục vụ khu vực nông thôn, các ngành nghề đào tạo như cơ khí, sửa chữa động cơ thủy bộ, chế biến thủy sản, may công nghiệp, điện công nghiệp, điện tử dân dụng.

- Hệ thống đào tạo nghề phải phát triển theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa, linh hoạt, năng động và thiết thực, thích ứng với cơ chế thị trường, hệ thống đào tạo nghề sẽ bao gồm các cơ sở đào tạo nghề công lập và ngoài công lập, ngắn hạn và dài hạn. Mạng lưới đào tạo nghề phải đảm bảo tính quy mô về đào tạo, ngành nghề đào tạo với mức phát triển quy mô và tốc độ hợp lý, trên cơ sở đó tiến tới việc phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và tính liên thông trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

- Rà soát, bổ sung phát triển mạng lưới dạy nghề trên địa bàn tỉnh phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của tỉnh; trước mắt đầu tư hoàn thiện 03 trường Trung cấp nghề (Trường Trung cấp nghề Hồng Ngự, Trường Trung cấp nghề Tháp Mười, Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải), tăng cường năng lực cho các Trường và Trung tâm dạy nghề đảm bảo có đủ khả năng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Quy hoạch và hoàn thiện mạng lưới đào tạo nghề, hình thành các trường, trung tâm dạy nghề chính quy trọng điểm, tạo lập mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề với cơ sở sản xuất, đồng thời cơ cấu lại hệ thống các trường có tham gia đào tạo nghề, phân cấp quản lý cụ thể, xóa bỏ chồng chéo kém hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo của người lao động. Lựa chọn và xây dựng một số trường, trung tâm dạy nghề ở địa bàn thích hợp. Hình thành và phát triển hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề theo yêu cầu của một số ngành. Đầu tư xây dựng mạng lưới dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo, đồng thời phải phù hợp với khả năng tài chính.

- Đầu tư hoàn thiện các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh, từng bước chuẩn hóa theo hướng hiện đại cả về quy mô, chất lượng, nhằm bảo đảm đáp ứng với yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới.

- Đối với các trường dạy nghề: tập trung đầu tư xây dựng hệ thống trường dạy nghề công lập, đảm bảo đủ số lượng trường đào tạo cho tỉnh với những đặc thù khác nhau, đặc biệt là các trường trọng điểm theo quy hoạch để làm nồng cốt đào tạo công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề và trình độ cao hơn cho ngành kinh tế mũi nhọn, các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động. Khuyến khích mở các trường ngoài công lập.

- Sử dụng các trung tâm học tập cộng đồng ở cấp xã làm địa điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động học nghề ở mọi lúc, mọi nơi; giảm chi phí, thời gian đi lại của lao động nông thôn; tăng tính hiệu quả trong quá trình dạy nghề cho người lao động khi được đào tạo nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương và ứng dụng thực hành, tạo sản phẩm đối với nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương.

- Phối hợp cùng Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức dạy văn hóa cho người lao động, khi tham gia học nghề tập trung ở các trung tâm, các trường trung cấp nghề; tạo điều kiện cho người lao động vừa học nghề, vừa học văn hóa để tiếp tục học tập nâng cao trình độ cho bản thân sau này.

- Kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn, nhất là các ngành nghề mới mà xã hội có nhu cầu, trong khi khả năng và điều kiện hiện có của các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh chưa đáp ứng được; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết với các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo nghề cho người lao động tại cơ sở sản xuất. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hợp tác xã, trang trại, cơ sở sản xuất tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các trường, trung tâm dạy nghề công lập đảm bảo đủ khả năng, điều kiện

dạy và học, trong đó chú trọng các trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề mới được thành lập.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm làm từ nguyên liệu sẵn có của địa phương, do người lao động nông thôn được đào tạo nghề sản xuất, nhất là đối với sản phẩm được tiêu thụ ở nước ngoài.

- Các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề tư nhân khi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn sẽ được hưởng các chính sách, chế độ quy định của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

- Đối với các Trung tâm dạy nghề: đầu tư xây dựng các Trung tâm dạy nghề gồm các Trung tâm dạy nghề cấp huyện. Mở rộng mạng lưới, quy mô đào tạo nhằm tạo cơ hội cho người lao động từng bước phổ cập nghề, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường lao động, chú trọng các Trung tâm dạy nghề của các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới. Ủy ban nhân tỉnh và huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan chủ quản giữ vai trò chính trong việc phát triển Trung tâm dạy nghề. Bộ LĐ-TB & XH, Tổng cục dạy nghề sẽ hỗ trợ một phần trong chương trình mục tiêu mua sắm trang thiết bị, đào tạo giáo viên. Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm về trang thiết bị dạy nghề cho các Trường, Trung tâm dạy nghề, Trường Cao đẳng, Trường Đại học công lập có tham gia dạy nghề từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương, nhằm đáp ứng đầy đủ với yêu cầu ngành, nghề đào tạo; xây dựng các phòng học, phòng thực hành đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định và xây dựng khu nội trú, nơi vui chơi, sinh hoạt cho học viên ở xa học tập trung.

- Giai đoạn 2011 – 2015: hoàn thiện và nâng cấp 3 Trung tâm dạy nghề ở các huyện Thanh Bình, Lấp Vò, Cao Lãnh thành 3 Trường Trung cấp nghề; căn cứ vào tình hình thực tế sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp thêm 02 Trung tâm

dạy nghề ở huyện Tân Hồng, Châu Thành thành Trường Trung cấp nghề trong giai đoạn 2016 – 2020, và phát triển một số cơ sở dạy nghề tư thục cho phù hợp quy hoạch mạng lưới dạy nghề đến năm 2020 trên địa bàn Tỉnh.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho lĩnh vực dạy nghề như: cấp đất làm trường, trung tâm; thuê nhà xưởng để mở cơ sở dạy nghề với giá ưu đãi, miễn giảm thuế để phát triển trường, trung tâm dạy nghề dân lập, tư thục, chính sách phát triển trường, trung tâm dạy nghề dân lập, tư thục, chính sách ưu đãi tín dụng, vay vốn để mở hoặc phát triển cơ sở dạy nghề nhằm đưa hệ thống này vào quỹ đạo, góp phần làm tăng nhanh năng lực lao động kỹ thuật;

- Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu lao động có tay nghề, kỹ thuật phù hợp với công nghệ sản xuất và sát với thị trường lao động, đồng thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên thực hành, thiếu thiết bị giảng dạy, tạo điều kiện cho học sinh thực tập.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 69 - 74)