Giải pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 81 - 84)

- Mở rộng quan hệ hợp tác với một số nước có lĩnh vực dạy nghề phát triển thông qua các hoạt động như hội nghị, hội thảo quốc tế, tham quan, khảo

3.3.5.Giải pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề

hội thi, cuộc thi thiết bị dạy nghề tự chế, qua đó nhân rộng trên địa bàn Tỉnh.

- Xây dựng và tổ chức các hội thi thiết bị dạy nghề tự làm định kỳ hàng năm, và tham gia dự thi thiết bị dạy nghề khu vực, toàn quốc.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện

- Cần phải có được đội ngũ cán bộ giáo viên, những nhà khoa học, nghệ nhân có tay nghề cao am hiểu lĩnh vực đào tạo nghề,

- Đồng thời phải gắn kết được với các công ty, doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, giáo trình sẽ làm phong phú, đa dạng và sát với yêu cầu thực tế sản xuất (tránh lãng phí thời gian phải đào tạo lại).

- Cần phải có nguồn kinh phí dành cho việc thẩm định, biên soạn chương trình, giáo trình cho dạy nghề.

3.3.5. Giải pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề nghề

3.3.5.1. Mục đích

Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề về kiến thức và kỹ năng có vai trò hết sức quan trọng, là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động đào tạo mà người học cần phải đạt được sau quá trình tham gia học tập. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ để biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động đào tạo nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo. Đây là cơ sở pháp lý để chỉ đạo và thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá trong nhà trường.

3.3.5.2. Nội dung

Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg với mục tiêu đặt ra là nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề,

nhằm tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Học viên sau khi học nghề tỷ lệ có việc làm phải từ 70 đến 80%. Để đạt được mục tiêu và yêu cầu đề ra các ngành, các cấp đặc biệt cần tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, vận động người dân tham gia học nghề; khi có hồ sơ đăng ký mở lớp yêu cầu trước hết là cơ sở dạy nghề phải có kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động sau khi lớp học kết thúc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

3.3.5.3. Cách thực hiện

- Đối với Ban giám hiệu nhà trường: chỉ đạo việc thực hiện đổi mới hình thức tổ chức và nội dung kiểm tra sẽ tác động tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và cách học của học sinh. Ban giám hiệu, các phòng khoa chuyên môn, thường xuyên theo dõi nội dung chương trình dạy học của mô đun môn học để chỉ đạo thực hiện tốt, đồng thời kiểm tra việc đổi mới giờ dạy, đánh giá kết quả học tập của giáo viên và cả việc nhận thức kiến thức thái độ, kỹ năng ở môn học của học sinh để thúc đẩy quá trình dạy học của giáo viên và học sinh.

- Đối với giáo viên: người trực tiếp thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá từ đó thúc đẩy phương pháp dạy học cần căn cứ vào chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng vấn đề, từng mảng kiến thức của mô đun môn học ở từng lớp nghề, yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh sau mỗi giai đoạn học tập, mỗi kỳ, mỗi lớp để thiết kế đề bài và kiểm tra, đánh giá cho phù hợp.

+ Giáo viên cần phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, đánh giá giữa việc học kiến thức lý thuyết với việc vận dụng vào thực tế đời sống thể hiện qua thái độ, cử chỉ, hành vi của học sinh. Từ đó giáo viên đánh

giá chính xác, khách quan, công bằng, kịp thời và không bỏ sót để có tác dụng giáo dục và động viên học sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót kịp thời.

+ Giáo viên khi đánh giá hoạt động dạy và học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học sinh mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học.

+ Giáo viên khi đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập của học sinh không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. Nội dung đánh giá không được quá khó, để kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, hứng thú cho học sinh.

- Đối với học sinh: Trong quá trình học tập, đặc biệt trong thực hiện việc kiểm tra đánh giá, học sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập. Trong đó học sinh cần chú ý không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức thể hiện qua việc nghĩ và làm; đồng thời đòi hỏi học sinh phải hiểu nội dung, hiểu bản chất nội dung, không chỉ thuộc kiến thức môn học một cách máy móc.

- Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, giám sát, phương pháp thực hiện. Thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá phù hợp với đối tượng người học, tạo cho người học sự tự tin và hứng thú trong học tập.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của các môn học. Tổ chức các hội thảo chuyên đề, tập huấn giúp cán bộ quản lý, giáo viên hiểu biết và nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra, đánh giá.

- Đẩy mạnh đổi mới cách quản lý, chỉ đạo để thực sự tạo cơ hội cho việc triển khai dạy học, kiểm tra đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng:

+ Thực hiện cam kết giữa Nhà trường và giáo viên về việc triển khai đào tạo giảng dạy, kiểm tra đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện, rút kinh nghiệm nghiêm túc về vấn đề này.

+ Thông qua các tổ chuyên môn, phòng khoa thực hiện chỉ đạo giảng dạy theo chương trình khung thống nhất nhưng linh hoạt trong sử dụng các tài liệu hướng dẫn dạy học, phù hợp với từng đối tượng người học.

- Kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của người học với kiểm tra, đánh giá trong nhóm học tập và kiểm tra đánh giá chung toàn lớp, toàn trường; kết hợp giữa tự đánh giá của người học với đánh giá của giáo viên; kịp thời phát hiện những kiến thức, kỹ năng của người học còn thiếu hụt để bổ sung.

- Nâng cao chất lượng các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. Giáo viên chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan theo từng nghề, môn học cụ thể.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo định kỳ: tháng, quý, 6 tháng, năm và kiểm tra, giám sát đột xuất khi cần thiết. Đồng thời sau kiểm tra, giám sát có tổng hợp, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhằm triển khai thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học được tiến hành trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của mô đun môn học. Đây cũng là điều kiện đảm bảo mức chất lượng cơ bản và thực hiện bình đẳng về cơ hội học tập có chất lượng cho mọi đối tượng người học. Qua đó hình thành cách đánh giá thân thiện, tạo sự tự tin và hứng thú trong học tập của người học góp phần thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường.

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện

- Tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp thực hiện đồng bộ, kịp thời từ các cấp, các ngành có liên quan, Ban giám hiệu, các phòng khoa, giáo viên của trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên, - Tăng cường đầu tư những điều kiện cần thiết để công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đạt yêu cầu đề ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 81 - 84)