- Cùng với việc hình thành và phát triển mạng lưới đào tạo nghề, thì cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho các trường Trung cấp nghề không
2 Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu
2.3.1. Những tồn tạ
- Hệ thống đào tạo nghề của tỉnh còn chậm được đổi mới, chưa thích ứng với cơ chế thị trường và quan hệ cung - cầu, chưa kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với sản xuất, chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ ngành nghề chưa bám sát chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu lao động của từng địa phương, đặc biệt là nông thôn.
- Do phải phụ thuộc vào những nguyên liệu sẵn có ở địa phương, do đó, việc đào tạo các ngành nghề này gặp không ít khó khăn đối với người lao động nông thôn, một số lao động sau khi học xong không theo nghề đã học, hoặc phải chuyển đổi học nghề khác.
- Hệ thống chương trình, giáo trình còn bất cập, chưa đồng bộ, chưa theo sát với thực tế công việc sau khi đào tạo.
- Hệ thống cơ sở dạy nghề tuy đã cơ bản hình thành, nhưng do mức độ đầu tư còn thấp, đôi khi còn dàn trãi, mặt bằng còn hạn chế, nên cơ sở vật chất ở một số trường, trung tâm chưa được hình thành, phòng học, thực hành còn thiếu, không đúng theo quy chuẩn.
- Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề còn thiếu và yếu, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên còn yếu, ít giáo viên vừa dạy được lý thuyết vừa dạy được thực hành (dạy tích hợp); kỹ năng sư phạm và kỹ năng nghề còn nhiều bất cập, số lượng giáo viên có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm còn thấp. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ, tin học của một phận giáo viên còn thấp, nên hạn chế đến khả năng cập nhật công nghệ mới, ứng dụng công nghệ tin học vào công tác dạy nghề.
- Lực lượng cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề thiếu và yếu.
- Hiệu quả sau đào tạo nghề vẫn còn ở mức thấp, nhất là đối với người lao động được đào tạo từ sơ cấp nghề trở xuống.
- Nhận thức của một phận cán bộ, công chức và người dân còn hạn chế, chưa coi trọng công tác đào tạo nghề.
- Cơ chế liên thông cho người lao động học nghề từ thấp lên cao chậm được triển khai thực hiện nên sức thu hút vào học nghề còn rất ít.
- Cơ chế, chính sách để xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực dạy nghề còn nhiều bất cập, nên chưa thu hút được sự tham gia của cộng đồng xã hội.
- Hệ thống thang, bảng lương áp dụng cho những người tốt nghiệp các trình độ nghề sau khi đi làm việc chưa được ban hành, gây khó khăn cho các đơn vị, doanh nghiệp, làm giảm động lực khi người lao động tham gia học nghề.
- Các quy định về định mức thực hành cho người lao động còn thấp so với mặt bằng giá cả chung, không đảm bảo được chất lượng hành nghề đối với người lao động khi ra trường.