Giải pháp 4: Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 81)

- Mở rộng quan hệ hợp tác với một số nước có lĩnh vực dạy nghề phát triển thông qua các hoạt động như hội nghị, hội thảo quốc tế, tham quan, khảo

3.3.4. Giải pháp 4: Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo nghề

3.3.4.1. Mục đích

Trên cơ sở chương trình chương trình khung được quy định, các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng các chương trình chi tiết hay còn gọi là chưong trình đào tạo. Chương trình đào tạo là bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một khoá đào tạo phản ánh cụ thể mục tiêu, nội dung, cấu trúc, trình tự cách thức tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy cho toàn khoá đào tạo và cho từng môn học, phần học, chương, mục và bài giảng. Chương trình đào tạo do các cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở chưong trình đào tạo đã đượcc các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy chương trình đào tạo hay chương trình giảng dậy không chỉ phản ánh nội dung đào tạo mà là một văn bản hay bản thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần của quá trình đào tạo, điều kiện, cách thức, quy trình tỏ chức, đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo.

3.3.4.2. Nội dung

- Các trường tiếp tục cập nhật vào nội dung, chương trình đào tạo về kiến thức mới hợp lý cho phù hợp nhu cầu phát triển Kinh tế - xã hội của địa phương và thị trường lao động. Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giảng dạy nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy, sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học; Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiên, hiện đại, ứng dụng cổng thông tin vào hoạt động dạy và học. Đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp dạy và học trong các trường, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển dạy nghề trong giai đoạn mới.

- Gắn đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy với việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

3.3.4.3. Cách thực hiện

- Mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo nghề hiện nay được xác định một cách cụ thể, bao gồm từ mục tiêu chương trình đào tạo tới mục tiêu môn học/môđun, bài học, tiết học, ca thực tập…Hệ thống mục tiêu các môn học có trong chương trình đào tạo sẽ cụ thể hóa nhằm thực hiện đạt mục tiêu đào tạo. Đây là căn cứ xác định nội dung cần dạy và học trong mỗi môn học/môđun, là căn cứ xác định mục tiêu các bài học và là căn cứ để biên soạn công cụ đánh giá kết quả học tập môn học/môđun. Trong chương trình đào tạo, các bài dạy là đơn vị kiến thức hoặc kỹ năng độc lập nhằm hình thành ở người học các năng lực hoạt động nghề nghiệp với các mức độ tiêu chuẩn Năng lực nghề nghiệp khác nhau. Với mỗi bài học cần xác định thật rõ ràng mục tiêu bài học. Với mục tiêu bài học như vậy, giáo viên có thể thiết kế và tổ chức bài học một cách chủ động và sáng tạo, người học có động cơ học tập rõ ràng so sánh để nhận ra mình phải làm gì và sẽ được đánh giá như thế nào trong học tập, còn cán bộ quản lý của Phòng ban hoặc khoa nghề có căn cứ đánh giá một cách khách quan hiệu quả giảng dạy và kết quả học tập.

- Tổ chức dạy học tích hợp hiện đang được quan tâm, khuyến khích phát triển tại các cơ sở dạy nghề đây là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên việc triển dạy học tích hợp còn gặp nhiều vướng mắc khó khắn do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Cấu chương trình chưa theo logic tích hợp; Đội ngũ giáo viên còn quen cách dạy học theo phương thức đào tạo nghề truyền thống, chưa hiểu thấu đào về dạy học tích cực; Cơ sở vậy chất chưa đảm bảo cho việc triển khai dạy học tích hợp…Để có thể phát huy được hiệu quả của việc dạy tích hợp trong đào tạo nghề cần tạo dựng môi trường dạy học tích hợp. Dạy học tích hợp không bị giới hạn trong phạm vi bài học, môdun học tập hay trường học. Với cách học này, người học có thể hình thành, tích lũy các thành tố năng lực một cách tự nhiên qua thực tế sản xuất, xã hội tự nhiên, đức kết

kinh nghiệm; rút gọn chương trình đào tạo, giảm bớt được thời gian học nhưng vẫn đảm bảo hình thành năng lực thực hiện của người học.

- Chương trình và giáo trình dạy nghề trình nhằm thể hiện mục tiêu dạy nghề, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, mỗi nghề giáo trình dạy nghề cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của mỗi mô-đun trong chương trình dạy nghề, do đó cần tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

- Chương trình, giáo trình, học liệu dạy sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên, dạy nghề theo địa chỉ phải thường xuyên nghiên cứu đổi mới, phát triển phù hợp với thực tiễn ở từng địa phương, từng ngành, nghề đào tạo, ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới, công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy, nhằm đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động, yêu cầu về chất lượng, năng suất của sản phẩm do người lao động nông thôn học nghề tạo ra để cung ứng cho thị trường hàng hóa. Trên cơ sở đó, xây dựng danh mục các thiết bị dạy nghề phù hợp với từng ngành, nghề đào tạo để trang bị, tận dụng tối đa nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương làm học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Mời các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề bậc cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các Trung tâm khuyến nông – lâm – ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia vào việc xây dựng chương trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo mang tính thực tiễn cao, ứng dụng có hiệu quả.

- Kịp thời cập nhật các chương trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên do cơ quan có thẩm quyền ban hành, trên cơ sở đó bổ sung, phát triển hoàn thiện theo hình thức thực tế của địa phương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w