Trong 5 năm qua, quy mô đào tạo nghề đã có sự gia tăng đáng kể, bình quân từ 12.000 người/ năm giai đoạn 2001-2005 đã tăng lên 21.000 người/năm trong giai đoạn 2006 - 2010; trong đó đào tạo dài hạn đã được chuyển đổi thành trung cấp và cao đẳng nghề, với qui mô đào tạo bình quân
tăng từ 1.300 học viên/ năm giai đoạn 2001-2005 lên 2.900 học viên/ năm giai đoạn 2006-2010. Kể từ năm 2006 đến nay hệ thống cơ sở dạy nghề của tỉnh đã tuyển mới đào tạo cho 108.600 người, trong đó cao đẳng nghề là 1.711 người, trung cấp nghề 10.167 người và 94.341 người được đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng. Kết quả đào tạo nghề trong những năm qua đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 40%, trong đó qua đào tạo nghề là 26,6% năm 2010.
Cơ cấu người lao động tham gia học nghề phần lớn là lao động vùng nông thôn, chiếm 85% trong tổng số người được đào tạo nghề trong 5 năm qua, cụ thể: trình độ cao đẳng và trung cấp nghề có 9.621 người là lao động khu vực nông thôn được đào tạo; đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng có 86.739 người.
Ngành nghề đào tạo cho người lao động, chủ yếu tập trung vào các nhóm nghề:
- Nhóm nghề phi nông nghiệp như: Điện công nghiệp, điện dân dụng, xây dựng, kế toán doanh nghiệp, cơ khí, sửa chữa xe gắn máy, sửa chữa điện xây dựng, kế toán doanh nghiệp, cơ khí, sửa chữa xe gắn máy, sửa chữa điện tử, lập trình máy tính - lắp ráp bảo trì máy vi tính thuộc trình độ đào tạo trung cấp và cao đẳng nghề; riêng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ như: tạo sản phẩm từ lục bình, tre, trúc, mây, cói, dây nhựa, khâu bóng xuất khẩu, dệt chiếu, thảm, thêu ren, sửa kiểng bon sai, sản xuất đồ gốm mỹ nghệ từ đất nung, phi lê cá xuất khẩu, tin học văn phòng...được tổ chức đào tạo cho các lớp sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng.