KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 89)

- Mở rộng quan hệ hợp tác với một số nước có lĩnh vực dạy nghề phát triển thông qua các hoạt động như hội nghị, hội thảo quốc tế, tham quan, khảo

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra được những kết luận sau:

- Qua nghiên cứu lý luận về quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn chúng tôi đã xác định được cơ sở lý luận cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn; làm rõ các khái niệm liên quan đến công tác quản lý nâng cao chất lượng nghề lao đào tạo nghề lao động nông thôn cho các trường; xác định được nội dung và phương pháp quản lý công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trường Trung cấp nghề.

- Qua nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trường Trung cấp nghề cho thấy:

+ Cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy so với yêu cầu xã hội đặt ra vẫn còn thiếu, đầu tư đồng bộ, chưa hiện đại.

+ Lực lượng giáo viên cơ hữu so với yêu cầu ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng đầy đủ về số lượng, kỹ năng nghề còn yếu. Việc biên soạn và thực hiện giáo án tích hợp còn hạn chế, việc dạy tích hợp của các cơ sở dạy nghề trong tỉnh còn chưa đồng bộ.

+ Nhận thức đa số của người học nghề còn thấp nên việc tuyên truyền, giáo dục tác phong, lề lối, chấp hành nội quy quy định còn hạn chế, nhất là đối với các học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở đi học nghề và người lao động tham gia học nghề lao động nông thôn.

+ Công tác gắn kết giữa đơn vị đào tạo và công ty, doanh nghiệp còn hạn chế, chưa chặt chẽ.

+ Chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá còn chậm đổi mới.

+ Năng lực cán bộ quản lý, và giáo viên chưa đầy đủ về số lượng, năng lực quản lý chưa thật sự đổi mới theo xu thế phát triển xã hội.

- Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng: đã đề xuất được 5 giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn ở các trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, cụ thể nhu sau:

+ Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

+ Công tác quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề và đa dạng hóa hoạt động dạy nghề.

+ Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề. + Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo nghề.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kết quả đào tạo nghề. - Kết quả thăm dò cho thấy: các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề lao động nông được đánh giá cao về tính cần thiết và khả thi.

Như vậy, mục đích và các nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã được giải quyết. Đề tài đã hoàn thành.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 88 - 89)