Định hướng phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 62 - 63)

- Cùng với việc hình thành và phát triển mạng lưới đào tạo nghề, thì cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho các trường Trung cấp nghề không

3.1.Định hướng phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011

2 Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu

3.1.Định hướng phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011

ở Tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2020

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội, nhằm nâng cao chất lượng lao động vùng nông thôn, đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng vùng nông thôn hiện đại trong thời kỳ mới. nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội cho mọi lao động nông thôn học nghề, khuyến khích, huy động và tạo mọi điều kiện thuận lợi để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để tìm kiếm việc làm, hoặc tạo việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp cho bản thân; hoặc trang bị kỹ năng mềm cho người lao động để sau đào tạo có thể sáng tạo trong lao động, sản xuất, tự học tập nâng cao trình độ, ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.

- Đẩy mạnh thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ việc đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của các cơ sở dạy nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, yêu cầu của người sử dụng lao động và của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chương trình giải quyết

việc làm, với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của từng ngành.

- Không ngừng đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sau đào tạo và tạo mọi điều kiện để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với năng lực, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, nhu cầu, sở thích học nghề của người lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn ở các trường trung cấp nghề trên địa bản tỉnh đồng tháp luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 62 - 63)