- Cùng với việc hình thành và phát triển mạng lưới đào tạo nghề, thì cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho các trường Trung cấp nghề không
2 Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu
3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
động nông thôn ở các trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
3.3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn động nông thôn
3.3.1.1. Mục đích
Nhằm mục đích thu hút thêm sự chú ý và nhận thức đúng đắn của mọi người về vai trò của công tác đào tạo nghề nói chung và của đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng, xem như một sự lựa chọn công việc để lập thân, lập nghiệp của người lao động nông thôn, nhằm tìm kiếm việc làm, xóa đói giảm nghèo bền vững, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
3.3.1.2. Nội dung
Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng XI về vai trò, vị trí của dạy nghề trong phát triển nguồn nhân lực và trong chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước thời kỳ 2011 - 2020 để chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ, ngành địa phương và tổ chức thực hiện.
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, toàn xã hội về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công tác đào tạo nghề, học nghề gắn với việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho nhân dân, người lao động. Đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo đủ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
3.3.1.3. Cách thực hiện
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn đến với mọi tầng lớp
nhân dân trong tỉnh, làm cho người dân thấy được việc học nghề là sự cần thiết để tạo dựng việc làm và tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, ổn định cuộc sống.
- Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên tuyên truyền công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến với mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, bằng những hình thức phù hợp trong các buổi hội họp, sinh hoạt của các đoàn thể, trên những chuyên trang, chuyên mục của các phương tiện truyền thông; xây dựng các hình ảnh, điển hình người tốt, việc tốt, lập thân, lập nghiệp, đi lên từ việc học nghề; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên, người thân của thành viên trong hội, đoàn thể mình tham gia học nghề. Trong quá trình tuyên truyền tư vấn về học nghề, các tổ chức đoàn thể cũng cần phải tránh khuynh hướng vận động theo phong trào, học nghề nhưng không gắn với giải quyết việc làm mà phải tiếp tục quan tâm chăm lo giúp cho đoàn viên, hội viên khi học nghề xong có điều kiện để sản xuất, việc làm như đứng ra tín chấp cho vay vốn phát triển sản xuất; đề xuất với chính quyền giúp đỡ về đất đai để tổ chức sản xuất kinh doanh; cùng với chính quyền địa phương tìm việc làm mới trong các khu công nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp hoặc tạo những điều kiện làm việc mới cho người lao động sau học nghề.
- Các cấp, các ngành phải xác định đào tạo nhận lực là đầu tư cho phát triển, là đầu tư có tính chiến lược, yếu tốt quyết định cho bước phát triển đột phá và bền vững của tỉnh nhà để có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề, đầu tư đúng mức, đúng hướng; thường xuyên đưa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình hành động của địa phương, của ngành mình; lồng ghép vào các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương,
từng ngành; đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 và 2016 – 2020.
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, từng giai đoạn, tìm ra những yếu kém, hạn chế, khó khăn, vướng mắc để khắc phục.
- Quảng bá về công tác đào tạo nghề, tổ chức tuyên truyền về học nghề ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, các hội đoàn thể cấp xã, tư vấn về việc làm đối với những nghề sau đào tạo. Thông qua việc dạy nghề phổ thông, giúp cho học sinh làm quen với thế giới nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, tư vấn nghề cho các em. Do đó, các trường phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông.
- Khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nông thôn có những chế độ, chính sách phù hợp, thỏa đáng với người lao động nông thôn đã được đào tạo nghề, nhất là đối với lao động nữ; quan tâm đưa đi đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động phục vụ lâu dài cho đơn vị, doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Phối hợp cùng cha mẹ học sinh trong việc hướng nghiệp cho con em mình, song thực tế đa số cha mẹ học sinh không hiểu hết đặc điểm tâm sinh lý, năng lực nghề nghiệp của con em mình, không thấy được những yêu cầu của nghề đối với người… nên việc định hướng cho con cái còn hạn chế. Các gia đình có nghề gia truyền hoặc nghề có thu nhập cao thường hướng cho con em theo nghề của gia đình. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng phù hợp, yêu thích và theo nghề của cha mẹ. Chính vì thế, cần phối hợp với cha mẹ học sinh để làm tốt công tác hướng nghiệp cho các em.
- Biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
3.3.1.4. Điều kiện thực hiện
- Cần có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo, sự quyết tâm, đồng bộ thực hiện của các ngành, cơ quan, đơn vị và đặc biệt là tính hiệu quả của công tác đào tạo nghề lao động nông thôn;
- Thường xuyên, liên tục tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại về những tấm gương thành công trong cuộc sống không nhất thiết phải có trình độ Đại học.
- Phải tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách về công tác đào tạo nghề có được kiến thức, kỹ năng tư vấn, hướng nghiệp.
- Hàng năm dành ra một phần kinh phí để thực hiện công tác này.