Phải xuất phát từ thực tế đất nớc và địa phơng để xác định đờng lối, chủtrơng và thi hành chính sách ruộng đất cho phù hợp

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở thanh hóa từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến 1975 (Trang 103 - 106)

và một số bài học kinh nghiệm 3.1 Kết quả quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Thanh Hoá

3.3.2.Phải xuất phát từ thực tế đất nớc và địa phơng để xác định đờng lối, chủtrơng và thi hành chính sách ruộng đất cho phù hợp

ở trong mục này ta trở lại vấn đề áp dụng máy móc kinh nghiệm của cải

cách ruộng đất Trung Quốc vào Việt Nam trong khi nông thôn Việt Nam khác nông thôn Trung Quốc, giai cấp địa chủ Việt Nam đến trớc cải cách ruộng đất đã bị suy yếu một phần quan trọng cả về kinh tế và chính trị. Vì không tính đến sự khác biệt đó nên ta đã đem những đờng lối của cải cách ruộng đất Trung Quốc áp đặt cứng nhắc vào thực tế nớc ta.

Nông thôn miền Bắc nớc ta chia thành nhiều vùng miền với những đặc điểm khác nhau. Thanh Hoá là một tỉnh đất rộng ngời đông, có thể xem Thanh Hoá là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn miền Bắc bởi sự đa dạng phức tạp của các tiểu vùng. Thanh Hoá có đủ đồng bằng, trung du, miền núi với những đặc điểm tự nhiên khác nhau, đặc biệt là ruộng đất. ở góc độ dân c thì cũng chia thành nhiều vùng: vùng đồng bào công giáo, vùng đồng bào thiểu số, ở góc độ nghề nghiệp thì có vùng chuyên làm nông nghiệp, có vùng có ng diêm dân xen với dân thuần nông.v.v. Mỗi vùng có sự khác biệt về đời sống kinh tế và mâu thuẫn xã hội ở nhiều mức độ khác nhau. Khi thực hiện chính sách ruộng đất,

chủ trơng của Đảng ta là đúng nhng không cụ thể linh hoạt đối với tình hình địa phơng, các địa phơng thì cứng nhắc theo chủ trơng mà không bám sát thực tế. Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Thanh Hoá đã minh chứng rõ nhận xét trên. Khi bớc vào giảm tô và cải cách ruộng đất, chúng ta đã không đánh giá đúng hiệu quả của những cải cách dân chủ từ sau Cách mạng Tháng Tám đến trớc giảm tô cũng nh không thấy rõ sự suy yếu và phân hóa của giai cấp địa chủ, không thấy đợc sự chuyển biến của nông thôn nên khi thực hiện phát động quần chúng ta đa ra những yêu cầu không sát thực tế. Chúng ta đã thực hiện ở một số trọng điểm rồi áp dụng điển hình ra phạm vi rộng mà không chú ý đến đặc điểm của từng vùng miền.

Trong khâu bắt rễ xâu chuỗi của cải cách ruộng đất ở Thanh Hoá, do đánh giá tổ chức chi bộ của ta phức tạp nghiêm trọng, bọn phản động đội lốt chui vào hàng ngũ của ta dẫn đến phủ nhận tổ chức cũ đã đợc kiện toàn trong đấu tranh chính trị, trong giảm tô. Chính vì thế ta không sử dụng những đảng viên, cán bộ đã hoạt động trong giảm tô mà làm lại công việc đi sâu tìm hiểu bần cố nông để "ba cùng" bắt rễ, sai lầm nghiêm trọng nhất ở đợt IV, V cải cách ruộng đất. Cán bộ về xã đợc quán triệt không bắt rễ vào tổ chức cũ do vậy nhiều cán bộ, đảng viên là bần cố nông bị gạt ra ngoài cuộc đấu tranh thậm chí bị qui là tay sai phản động, các rễ đã bắt trong giảm tô bị gạt bỏ hết nên cải cách ruộng đất phải làm lại từ đầu, điều đó là không cần thiết trong khi ta có thể sử dụng rễ đã bắt trong giảm tô. Nh vậy không xuất phát từ thực tế, hạ thấp kết quả đấu tranh của quần chúng nên cải cách ruộng đất ở Thanh Hoá phải làm lại từ đầu kéo dài thời gian và làm cho những sai lầm trầm trọng nh vết dầu loang.

Trong đấu tranh vạch thành phần địa chủ cũng mắc phải những sai lầm từ cứng nhắc thiếu thực tế.

Khi phát động quần chúng thực hiện triệt để giảm tô, T.W qui định diện đả kích mỗi xã từ 1-3 địa chủ, nhiều là 4-5 tên, đến cải cách ruộng đất T.W qui định không hạn chế diện xét xử cờng hào gian ác nhng không quá 25%. Trong

thực tế Thanh Hoá có xã ít cờng hào gian ác có xã không có, theo số liệu của Hồ sơ tổng kết cải cách ruộng đất thì Thanh Hoá có 138 xã trong tổng số 424 xã cải cách ruộng đất không có cờng hào gian ác. Thế nhng trong đấu tranh các xã đã gò theo tỷ lệ qui định mà lẽ ra xã nào có thì đấu, trong giảm tô xã nào cũng cố đấu từ 1-3 cờng hào trong cải cách ruộng đất thì 25% nên dẫn đến qui sai. Đối với giai cấp địa chủ cũng cần phân biệt đối xử với địa chủ thờng và địa chủ kháng chiến nhng trong đấu tranh ở Thanh Hoá không có sự phân hoá mà đấu cả con cái dâu rể của địa chủ, hiện tợng truy bức cũng trở nên phổ biến trong cải cách ruộng đất.

Về vấn đề kết hợp trấn áp những hành động phá hoại trong phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất cũng có nhiều sai phạm xuất phát từ thiếu thực tế.

Thanh Hoá là vùng tự do, địch có phá hoại nhng không đến mức nghiêm trọng nh trong Hội nghị T.W lần thứ 8 nhận định: "trong vùng mới giải phóng, địch phá hoại phát động quần chúng một cách trắng trợn, nên muốn cải cách ruộng đất đạt đợc kết quả tốt nhất định phải kết hợp đánh đổ cờng hào gian ác với trấn áp những hành động phá hoại của các tổ chức phản động."

"ở nông thôn cần kết hợp với phát động quần chúng cải cách ruộng đất mà trấn áp bọn phản cách mạng, chỉnh đốn và cải tạo các chi bộ, chính quyền công an và dân quân xã."[66:19]

Trên thực tế sự phá hoại dới nhiều hình thức: phân tán, phá hoại tài sản hoa màu, mua chuộc nông dân, tuy nhiên sự phá hoại diễn ra ở từng nơi từng chỗ với nhiều mức độ khác nhau.

Trong giảm tô và cải cách ruộng đất quần chúng cũng đã đợc phát động t t- ởng, quần chúng sẽ đấu tranh với tội ác của bọn phản động. Chủ trơng kết hợp trấn áp là đúng nhng phải có chính sách cụ thể và nhằm tập trung vào mũi nhọn là giai cấp địa chủ. Điều đó chúng ta cha làm đợc xuất phát từ nhận định sai thực tế.

Giữa đợt III cải cách ruộng đất, Liên khu IV nhận định: "Địch phá hoại ta có tổ chức, có kế hoạch, có lãnh đạo nên ngay từ đầu đã có sai lầm trong trấn áp địch. Đến đợt IV cải cách ruộng đất ta chủ trơng chống địch phá hoại, đến đợt V cải cách ruộng đất UBCCRĐ lại nhận định "kẻ địch nguy hiểm nhất, phản động nhất và hiện nay tiến hành phá hoại ráo riết là bọn địa chủ cờng hào gian ác và bọn phản cách mạng hiện hành"[54:3] từ nhận định trên nên đa ra chủ tr- ơng "triệt để làm tan rã tổ chức phản động trong Đảng". Từ chủ trơng trên đa đến việc đánh địch tràn lan "đánh địch thì ít đánh ta thì nhiều, gây nên những rung động ở nông thôn".[66:20]

Rõ ràng, trấn áp những hành động phản cách mạng là hành động chuyên chính của chính quyền cách mạng, bản thân phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất cũng có tác dụng trấn áp một bộ phận phản cách mạng ở nông thôn. Đối tợng phản cách mạng trong cải cách ruộng đất là địa chủ chủ yếu là địa chủ cờng hào gian ác, đó chính là đối tợng đấu tranh của giảm tô và cải cách ruộng đất còn bọn phản cách mạng phá hoại là nhiệm vụ thờng xuyên của công an.

Trong 37 xã cải cách ruộng đất ở Thanh Hoá qui 160 vụ phá hoại khi xác minh lại chỉ có 8 vụ rõ ràng, 152 vụ sai. Điều đó cho thấy rằng do nhận định sai nên đa ra chủ trơng không sát thực tế.

Từ những điều phân tích trên, ta thấy rằng cần đánh giá đúng tình hình địa phơng để đề ra đờng lối và chỉ đạo sát hợp với thực tế của từng vùng miền.

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở thanh hóa từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến 1975 (Trang 103 - 106)