Chủ trơng của Đảng

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở thanh hóa từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến 1975 (Trang 33 - 36)

Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Thanh Hoá Từ tháng 9 năm 1945 đến

2.1.1. Chủ trơng của Đảng

Từ sau Cách mạng tháng Tám đến 1952 là giai đoạn cách mạng Việt Nam thực hiện bớc thứ nhất trong cuộc cách mạng phản phong đa ruộng đất về với ngời cày. Đây chính là bớc vận động quần chúng đánh đổ hào lý, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn Việt gian phản động, thực hiện giảm tô, giảm tức, áp dụng qui chế lĩnh canh đối với giai cấp địa chủ, chia lại công điền,tạm cấp, tạm giao ruộng đất vắng chủ nhằm giảm bớt và hạn chế một phần chế độ bóc lột phong kiến của địa chủ, đem một phần quyền lợi cho nông dân. Trong bớc này xét về mặt giai cấp cha phát động quần chúng đấu tranh đả kích giai cấp địa chủ, về mặt chính trị và xã hội vẫn phải lôi kéo một số địa chủ kháng chiến trung lập, địa chủ thờng, đả kích địa chủ Việt gian, thuyết phục giai cấp địa chủ thực hiện chính sách của Đảng và Chính phủ đã qui định [66:3]. Điều đó có nghĩa là ta vẫn công nhận địa chủ có nhân quyền, dân quyền, tài quyền và địa quyền.

Chính sách ruộng đất thực hiện ở mức độ trên đợc qui định bởi những điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam phải đối mặt với nhiều kẻ thù cùng một lúc, vấn đề "độc lập dân tộc" vẫn là trên hết, nhiệm vụ dân chủ đợc đề ra và thực hiện ở một chừng mực nhất định.

Trên thực tế nông thôn Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, phong trào đấu tranh của nông dân đòi giảm tô diễn ra trên phạm vi rộng lớn. Trớc yêu cầu ruộng đất của nông dân ngày 20/ 11/1945, Bộ Nội Vụ đã ra thông t qui định giảm tô 25% so với trớc cách mạng. Đây là pháp lệnh đầu tiên của nhà nớc Việt Nam tấn công vào giai cấp địa chủ. Không lâu sau, cả nớc tiếp tục bớc vào cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiệm vụ phản phong vì lẽ đó mà bị xem nhẹ và không thực hiện một cách triệt để mà chỉ dừng lại ở mức độ vận động địa chủ chứ không phải vận động quần chúng đấu tranh với giai cấp địa chủ.

Mãi đến 1/1948, Hội nghị T.W Đảng mở rộng lần thứ hai đề ra một cách có hệ thống về chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống Pháp với những điểm cơ bản sau:

Thực hiện triệt để giảm tô 25%.

Bài trừ địa tô phụ, bãi bỏ chế độ quá điền. Chia lại công điền hợp lý và công bằng.

Tạm cấp ruộng đất và tài sản của bọn phản quốc cho dân cày.

Việc giảm tô 25% đặt thành nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình thực hiện việc giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ. Còn vấn đề ruộng đất thì giải quyết nh sau: các đồn điền của thực dân Pháp và của bọn Việt gian thì đem chia cho nông dân, ruộng đất của địa chủ chạy vào vùng tạm chiếm thì cho chính quyền địa phơng tạm thời quản lý sau khi họ trở về sẽ hoàn lại số địa tô đã thu nếu nh không có tội. Chính sách trên hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phân hoá giai cấp địa chủ trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến.

Hội nghị T.W Đảng lần thứ 4, đợc tiếp tục trong 1/1948, đã đề ra chủ trơng cụ thể hơn trong xử lý ruộng đất và tài sản của bọn Việt gian và của thực dân Pháp:

1.Tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian: ruộng đất thì UBKCHC thu cho dân cày cấy. Tài sản thì tuỳ từng trờng hợp mà cấp cho dân cày hoặc UBKCHC khu sử dụng.

2. Ruộng đất của Việt gian bị giết hồi khởi nghĩa mà hiện các đoàn thể sử dụng thì phải giao lại cho chính quyền.

3. Chính phủ tạm thời quản lý các đồn của Pháp.

4. Những đồn điền do cớp của dân có bằng cớ rõ ràng thì trả lại cho dân. Tháng 8/ 1948, Hội nghị cán bộ lần 5 của T.W Đảng đã xác định, phơng thức tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất. Phơng pháp, cách thức tiến hành là dần thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ, giảm tô đồng thời sửa đổi chế độ ruộng đất trong phạm vi không có hại cho mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm l- ợc. Hội nghị đã đề ra quyết nghị về vấn đề ruộng đất và cải thiện đời sống cho dân cày. Đó chính là biện pháp bồi dỡng sức dân, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Hội nghị còn chỉ ra phơng hớng lớn về cách mạng ruộng đất ở Việt Nam bằng đờng lối riêng biệt :

1. Chính sách ruộng đất phải phục vụ cho việc đẩy mạnh kháng chiến, phải tiến hành nh thế nào để không có hại cho mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lợc, mặc dù bản thân việc chống phong kiến gắn bó chặt chẽ và thúc đẩy công cuộc kháng chiến cứu nớc.

2. Trong hoàn cảnh cụ thể nớc ta, để đạt yêu cầu trên đây không thể một bớc thủ tiêu ngay tức khắc quyền phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ mà dần dần thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến thông qua giảm tô, giảm tức, chia lại công điền. [76:65]

Nh vậy, do yêu cầu của cuộc kháng chiến của cuộc kháng chiến từ năm 1949, Đảng ta đã chú ý hơn vấn đề nông dân và ruộng đất. Ngày 14/ 7/ 1949,

chính phủ kháng chiến ban hành sắc lệnh giảm tô thay cho thông tri giảm tô năm 1945 của Bộ Nội Vụ.

Sắc lệnh qui định: giảm tô 25% so với địa tô trớc Cách mạng tháng Tám xoá bỏ các loại địa tô phụ thủ tiêu chế độ quá điền và thành lập hội đồng giảm tô ở tỉnh để xét kiện giảm tô.

Tháng 5/1950, chính phủ ban hành sắc lệnh về thể lệ lĩnh canh và sắc lệnh giảm tức. Sắc lệnh lĩnh canh đảm bảo quyền lĩnh canh của tá điền cấm chủ đòi ruộng vô cớ. Sắc lệnh giảm tức qui định xoá những món nợ trớc Cách mạng tháng Tám, giảm lãi các món nợ trớc ngày ra sắc lệnh xuống mức tối đa 18% đối với vay tiền, 20% đối với vay thóc.

Năm 1951, Chính phủ ban hành sắc lệnh thuế nông nghiệp cũng nhằm hạn chế sự bóc lột của địa chủ. Sắc lệnh qui định địa chủ phải đóng 40-50% hoa lợi từ ruộng đất còn nông dân chỉ phải đóng 20%.

Tháng 3/ 1952, điều lệ tạm thời về sở dụng công điền công thổ cũng đợc ban hành nhằm đảm bảo chia ruộng công một cách công bằng.

Những qui định trên đã chỉ đạo quá trình thực hiện chính sách ruộng đất trên phạm vi toàn miền Bắc trong đó có tỉnh Thanh Hoá.

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở thanh hóa từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến 1975 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w